Tham gia tập huấn kỹ thuật

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 59)

Tập huấn kỹ thuật trong sản xuất là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất cam sành, hầu hết các nông hộ đều sử dụng kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu. Công tác tập huấn của địa bàn chưa hoạt động một cách đồng bộ, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức và người dân phải học hỏi thêm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả điều tra từ bảng 4.22 thì chỉ có 41,67% nông hộ được tập huấn kỹ thuật và đến 58,33% nông hộ sản xuất theo thói quen, kinh nghiệm hay học hỏi kinh nghiệm từ hàng xóm, người thân.

Bảng 4.22: Tập huấn và kiến thức khoa học – kỹ thuật của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Tham gia tập huấn

Có tập huấn 25 41,67

Không có tập huấn 35 58,33

Ai tập huấn kỹ thuật

Cán bộ khuyến nông 1 4

Cán bộ hội nông dân 0 0

Công ty thuốc BVTV 25 100

Cán bộ các trường, viện 7 28

Khác 0 0

Nguồn kiến thức khoa học – kỹ thuật

Gia đình truyền lại 13 21,67

Phương tiện thông tin, đại chúng 10 16,67

Từ hội chợ, tham quan 4 6,67

Từ lớp tập huấn 25 41,67

Từ hàng xóm 22 36,67

Từ cán bộ khuyến nông 1 1,67

Tự có 21 35 ,00

45 Thông qua bảng 4.22 ta có thể thấy:

Về phần tập huấn kỹ thuật: trong số 41,67% nông hộ được tập huấn kỹ thuật thì có đến 100% các nông hộ được công ty thuốc BVTV tập huấn, như các nông hộ cho biết trong các buổi tập huấn với công ty thuốc thì nội dung chủ yếu là các cán bộ của công ty hướng dẫn cách sử dụng phân, thuốc cho đúng quy trình kỹ thuật, đúng liều lượng và đúng lúc. Hiện nay, giá cả phân và thuốc là khá cao chính vì thế được tập huấn sử dụng với liều lượng thích hợp sẽ giúp cho nông hộ giảm được chi phí. Thêm vào đó, khi đi tập huấn bởi các công ty thuốc BVTV thường các nông hộ sẽ được tặng các loại thuốc mới mà công ty sắp đưa ra thị trường, thông qua đó nông dân biết thêm một số loại thuốc mới nhằm giúp phòng sâu bệnh tốt hơn. Tiếp theo có 28% nông hộ được tập huấn bởi các cán bộ của trường, viện (trường Địa học Cần Thơ, Viện cây ăn quả miền nam), ở các buổi tập huấn như thế này thì các cán bộ của trường, viện sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, phòng ngừa và điều trị sâu bệnh để giúp bà con nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng. Có 4% số nông hộ được các cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật. Nhưng nhìn chung dù được tập huấn kỹ thuật thì đã số các hộ nông dân điều trả lời rằng các kiến thức đó không phù hợp với thực tế của nông hộ nên họ thường chỉ đi học để biết chứ ít khi áp dụng vào mảnh vườn đang canh tác của mình.

Về kiến thức khoa học kỹ thuật: có 41,67% số nông hộ có kinh nghiệm là do các công ty thuốc BVTV hướng dẫn và truyền đạt. Có 36,67% nông hộ có kiến thức về khoa học – kỹ thuật là do học hỏi từ hàng xóm xung quanh. Với 35% số nông hộ nói rằng kiến thức trồng cam sành của họ là do tự học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ bản thân, các kinh nghiệm có được thông qua việc canh tác trên mảnh vườn của họ, nhưng kinh nghiệm này điều khác nhau ở từng nông hộ, không hộ nào giống hộ nào. Do đây là vùng truyền thống cây ăn quả, cây có múi, đã qua nhiều năm sản xuất chính vì thế có đến 21,67% số nông hộ học được kỹ thuật trồng từ gia đình những người đi trước truyền lại. Có 16,67% nông hộ có được kiến thức khoa học – kỹ thuật là từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet… Một số nông hộ có được kiến thức là do học đi tham quan hội chợ với 6,67% và có 1,67% nông hộ có kiến thức là do cán bộ khuyến nông của xã hướng dẫn và truyền đạt.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 59)