Lý do trồng cam sành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 54)

Thông thường các hoạt động sản xuất để quyết định được làm gì và làm như thế nào nó đều có lý do để đi đến quyết định và việc sản xuất cam sành cũng không ngoại lệ. Bảng 4.18 dưới đây sẽ trình bày lý do mà các nông hộ quyết định trồng cam sành.

Bảng 4.18: Lý do nông hộ chọn trồng cam sành

Lý do Tần suất Tỷ lệ (%)

Dễ trồng 40 66,67

Lợi nhuận cao 53 88,33

Dễ tiêu thụ 49 81,67

Theo truyền thống 0 0,00

Đất phù hợp 25 41,67

Theo phong trào 44 76,67

Cây trồng khác thất mùa chuyển sang 13 21,67

Khác 1 1,67

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Qua bảng 4.18 cho thấy có 53/60 hộ được phỏng vấn (chiếm 88,33%) đã quyết định trồng cam sành vì đem lại lợi nhuận cao cho mình. Cũng như các hoạt động kinh tế khác vấn đề lợi nhuận được không ít nông hộ quan tâm và ở địa bàn nghiên cứu thì vấn đề lợi nhuận được đặt lên hàng đầu. Thu nhập chính của đa số nông hộ chủ yếu từ hoạt động trồng các loại cây ăn trái và hoa màu khác nhưng khi các loại cây ăn trái và rau màu khác thất mùa, giá bán thấp thì kinh tế của nông sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các nông hộ ở địa phương quan sát và chia sẽ kinh nghiệm với nhau về việc có nhiều người phất lên trở thành triệu phú, tỷ phú của vùng quê nghèo nên những nông dân này quyết định chuyển sang trồng cam sành để hy vọng cải thiện kinh tế hộ của gia đình.

Hiện nay vấn đề được nông hộ quan tâm nữa đó là khâu tiêu thụ vì hiện nay tình trạng nông sản làm ra không có nơi tiêu thụ dẫn đến giá rớt thảm hại đã được các nông hộ thấy nhiều trong những năm gần đây nên có 49/60 hộ (chiếm 81,67%) quyết định trồng cam sành vì dễ tiêu thụ.

Tiếp đến có 44/60 nông hộ (chiếm 76,67%) quyết định trồng cam sành theo phong trào ở địa phương, có nhiều nguyên nhân để nông hộ trồng cam sành theo phong trào là do những nông hộ ở cạnh bên trồng cam sành hết nên nếu không trồng cam sành theo thì việc chăm sóc cây, vấn đề nước tới và thủy lợi sẽ bị ảnh hưởng bởi vì các nông hộ xung quanh có thời lịch tháo và cho nước vào, chăm sóc và bón phân, phun thuốc khác nhau nên gây khó khăn cho những hộ nào không làm theo phong trào.

40

Tiếp theo là do cây cam sành dễ trồng, dễ chăm sóc hơn so với các loại cây ăn trái khác hay rau màu, đối với cam sành chỉ cần chú ý đến khâu tưới nước vào mùa nắng nhưng việc tưới nước cũng không quá nhiều, việc làm cỏ và phun thuốc BVTV cũng nhẹ công và nhanh hơn các loại cây khác như xoài, lúa, mận, bưởi… nên nông hộ quyết định trồng cam sành là do cây dễ trồng với 40/60 mẫu (chiếm 66,67%).

Có 25/60 mẫu (chiếm 41,67%) quyết định trồng cây cam sành là điều kiện thổ nhưỡng của địa phương phù hợp với cây cam sành nên họ quyết định trồng.

Trong số lý do để chọn cam sành là cây sản xuất thì có 13/60 mẫu (chiếm 21,67 40%) là do các giống cây trồng khác thất mùa nên chuyển sang trồng cam sành.

Có một ý kiến cho rằng cây cam sành cho năng suất cao hơn các loại cây khác nên nông hộ quyết định chọn cam sành làm cây trồng trên mảnh đất của mình chiếm 1,67% và không có ý kiến nào chọn trồng cam sành là do truyền thống.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 54)