Sử dụng phương pháp thu chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 60 hộ ở hai xã là: xã Phú Hữu và xã Đông Phước đang tham gia sản xuất cam sành. Lấy ý kiến từ các hộ nông dân để thu thập thông tin chung về vùng nghiên cứu. Nội dung phiếu điều tra gồm: Thông tin khái quát về nông hộ, giới tính, độ tuổi, lao động tham gia sản xuất, đất sản xuất, vốn sản xuất. Thông tin về tình hình sản xuất: chi phí chuẩn bị đất, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chi phí trồng cây con, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển, chi phí tiêu thụ, chi phí lãi vay và chi phí khác. Các thông tin về thuận lợi, khó khăn về đầu vào và đầu ra trong sản xuất, để kiến nghị đối với mô hình.
Đối tượng được phỏng vấn nằm trong xã Phú Hữu và xã Đông Phước, là những nơi trồng cam sành tiêu biểu trong toàn huyện Châu Thành lần lượt đứng thứ nhất, nhì về diện tích và có truyền thống trồng lâu năm nhất huyện
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu số liệu điều tra tại huyện Châu Thành năm 2013
Thông qua tỷ lệ số nông hộ trồng cam sành giữa các xã kết hợp với việc thu mẫu thuận tiện ta có số mẫu lớn nhất là ấp Phú Lợi A với 22/60 mẫu chiếm 36,67%, kế đến là ấp Đông Sơn với 19/60 mẫu chiếm 31,67%, tiếp theo lần lượt là ấp Đông Bình với 12 mẫu chiếm 20%, ấp Đông Thạnh với 4/60 mẫu chiếm 6,66% và ấp có số mẫu thấp nhất là ấp Phú Lợi với 3/60 mẫu
Xã/phƣờng Số quan sát Tần suất (%) Xã Phú Hữu Phú Lợi A 22 36,67 Phú Lợi 3 5,00 Xã Đông Phước Đông Sơn 19 31,67 Đông Bình 12 20,00 Đông Thạnh 4 6,66 Tổng 60 100
16
chiếm 5%. Qua kết quả điều tra thì xã Đông Phước chiếm số mẫu nhiều nhất với 35/60 mẫu chiếm 58,33% và xã Phú Hữu là 25/30 mẫu chiếm 41,67%.