Doanh thu qua các đợt thu hoạch của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 76)

Năng suất của cam sành được tính bằng số kilôgram thu hoạch được trên 1.000m2, năng suất thu được tùy thuộc điều kiện thời tiết, cách bón phân, phun thuốc, tưới nước, chăm sóc và chất lượng của cây giống. Năng suất của cây cam sành lúc cho trái chiến khác xa so với lúc cây đã bắt đầu đi vào độ tuổi sung sức nhất, thời gian cây sung sức nhất nằm trong khoảng thời gian từ năm 4 – 5 sau được tính từ khi cây được trồng xuống vườn, khoảng thời gian sau

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

62

đó cây sẽ bắt đầu giảm năng suất nhưng trong những hộ được điều tra thì đến năm thứ 6 năng suất vẫn cao. Tương tự vậy giá bán cam cũng giao động mạnh, vào mùa nghịch do sản lượng không đủ cung ứng thị trường nên giá cam rất cao có thể từ 25.000 – 35.000 đồng/kg, nhưng đến mùa thuận thì giá cam lại hạ xuống, khoảng 3 trở về trước thì giá cam sành có mức biến động mạnh, có lúc giá xuống thấp đến 4.000 – 4.500 đồng/kg nhưng từ 2 năm trở lại thì giá cam sành có biến động nhưng vẫn không xuống thấp như những năm trước, cụ thể trong năm nay vào mùa thuận giá bán vẫn giữ ở mức cao từ 15.000 – 25.000 đồng/kg, còn bán theo cách xô lùa thì trung bình nằm trong khoảng 12.000 – 15.000 đồng/kg.

Bảng 4.29: Doanh thu cam sành qua lần thu hoạch đầu tiên và lần thu hoạch hiện tại

Chỉ tiêu Lần thu hoạch Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Năng suất (kg/1.000m2) Lần thu hoạch đầu tiên 350,53 3.200,00 1.182,15 Lần thu hoạch hiên tại 500,00 4.571,43 2.079,46 Giá bán (1.000đ/kg) Lần thu hoạch đầu tiên 4,50 20,00 12,75 Lần thu hoạch hiên tại 11,00 21,00 15,29 Doanh thu (1.000đ/1.000m2 ) Lần thu hoạch đầu tiên 3.744,19 47.500,00 15.283,71 Lần thu hoạch hiên tại 6.416,67 77.714,29 31.861,56

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Về năng suất: trong lần thu hoạch đầu tiên năng suất thua hẳn so với lần thu hoạch hiện tại. Trong lần thu hoạch đầu tiên nông hộ có năng suất thấp nhất là 370kg/1.000m2, cao nhất là 3.200kg/1.000m2 và trung bình là 1.182,15kg/1.000m2. Ở lần thu hoạch hiên tại nông hộ đạt năng suất thấp nhất là 500kg/1.000m2, cao nhất là 4.571,43kg/1.000m2 và trung bình là 2.079,46kg/1.000m2. Như vậy mức năng suất trung bình của lần thu hoạch hiện tại cao hơn của lần thu hoạch đầu tiên là 897,31kg/1.000m2 hay cao hơn 75,90%. Nguyên nhân dẫn đến năng suất có sự chệnh lệch lớn vậy là do sự khác nhau về tuổi cây, khi cây cho thu hoạch ở lần đầu tiên thì cây chỉ mới phát triển nên năng suất không thể nào cao được, như đã nói ở trên năng suất đạt cao nhất vào thời kỳ cây sung sức nhất nằm trong khoảng thời gian từ năm

63

4 – 5 sau được tính từ khi cây được trồng xuống vườn, vài các nông hộ được phỏng vấn có tuổi cây là từ 4 – 6 năm nên về năng suất bình quân cho lần thu hoạch hiện tại có thể coi là năng suất trung bình của địa bàn nghiên cứu, nếu đem so sánh với số liệu trong bảng 3.11 được tổng hợp từ số liệu của phòng nông nghiệp cung cấp thì năng suất sau khi điều tra thực tế là tương đương với nhau, với số liệu của phòng nông nghiệp trung bình là 2.000kg/1.000m2 và năng suất sau khi tiến hành điều tra thực tế trên địa bàn trung bình là 2.079,46kg/1.000m2 ta có thể thấy năng suất trung bình là tương đương với nhau, chênh lệch khoảng 3,93%. Một yếu tố khiến cho năng suất trung bình của lần thu hoạch hiện tại cao hơn so với lần đầu tiên là kỹ thuật chăm sóc của nông hộ đã được cải thiện, nông hộ đã biết cách chăm sóc, bón phân, phun thuốc hợp lý hơn nên năng suất sẽ cao hơn so với lần thu hoạch đầu tiên.

Về giá bán: như đã phân tích ở phần 4.1.4 điều khó khăn ở đây là giá cả biến động mạnh. Đôi khi nông hộ đạt năng suất cao nhưng do giá bán quá thấp vẫn có thể không thu hồi đủ vốn bỏ ra và dẫn đến lỗ. Ngược lại vụ nghịch năng suất của cam sành có thể không cao nhưng giá bán thì rất cao nên nông hộ có thể hòa vốn và có lãi nhiều. Sự chênh lệch giá giữa vụ thuận và vụ nghịch là rất lớn từ 10.000 – 20.000 đồng/kg. Nhưng do những nông hộ được điều tra chủ yếu là thu hoạch theo hình thức quanh năm nên việc biến động giá cả có thể ảnh hưởng đến nông hộ nhưng không nhiều, và trong 2 năm trở lại đây thì giá cả giữa vụ thuận và vụ nghịch cũng có sự chênh lệch nhưng không nhiều như những năm trước nữa. Trong bảng 4.29 có thể thấy giá bán có sự khác biệt trong lần thu hoạch đầu tiên và lần thu hoạch hiện tại, trong lúc mới thu hoạch lần đầu (cách đây khoảng 2 – 3 năm về trước) thì giá bán cam sành có sự biến động mạnh, thấp nhất là 4.500 đồng/kg, cao nhất là 20.000 đồng/kg và trung bình là 12.750 đồng/kg, giữa giá bán cao nhất và thấp nhất chênh lệch nhau tới 15.500 đồng/kg. Nhưng trong lần thu hoạch hiện tại thì giá bán cao nhất là 21.000 đồng/kg, thấp nhất là 11.000 đồng/kg, trung bình là 15.290 đồng/kg, ta vẫn thấy có sự biến động nhưng sự biến động này đã thấp hơn so với lần thu hoạch đầu tiên, giá bán trung bình trong lần thu thoạch hiện tại đã tăng thêm 2.540 đồng/kg (tăng 19,92%).

Về doanh thu: trong lần thu hoạch đầu tiên nông hộ có doanh thu thấp nhất đạt 3.744.190 đồng/1.000m2, cao nhất là 47.500.000 đồng/1.000m2

và trung bình là 15.283.710 đồng/1.000m2. Trong lần thu hoạch hiện tại doanh thu của nông hộ tăng đột biến, nông hộ có doanh thu thấp nhất là 6.416.670 đồng/1.000m2

đồng, cao nhất là 77.714.290 đồng/1.000m2 và trung bình là 31.861.560 đồng/1.000m2. Ta có thể nhận thấy sự tăng đột biến cụ thể là doanh thu trung bình ở lần thu hoạch hiện tại cao hơn so với doanh thu của lần

64

thu hoạch đầu tiên là 16.577.850 đồng/1.000m2

(tăng 108,47%), nguyên nhân chủ yếu cho sự chênh lệch của doanh thu là do có sự chênh lệch về năng suất cũng nhưng giá bán quá lớn giữa lần thu hoạch đầu tiên và lần thu hoạch hiện tại.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)