Cây ăn trái

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 41)

Theo số liệu của phòng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn huyện Châu Thành, diện tích cây lâu năm của toàn thị xã là 8.709 ha, tăng 1.026,5ha ha so với năm 2010 (7.628,5ha). Trong đó các loại cây có xu hướng tăng mạnh nhất là cây cam sành… Nguyên nhân là các loại cây này cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt huyện Châu Thành là vùng đất màu mỡ, sông rạch chằng chịt mang lại lượng phù sa lớn và nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây ăn trái. Bảng 3.8 sẽ thể hiện diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn trái chủ lực ở huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6/2013.

27

Bảng 3.8: Diện tích một số loại cây ăn quả của huyện Châu Thành năm giai đoạn 2010 – 6/2013 ĐVT: ha Năm 2010 2011 2012 6/2013 Bưởi 1.847,50 1.753,00 1.659,20 1.659,20 Cam sành 2.968,50 3.570,36 4.354,10 4.540,00 Quýt 98,70 98,70 92,70 84,50 Chanh 62,00 67,00 84,00 92,00 Xoài 741,50 507,20 487,30 487,10 Nhãn 588,00 594,00 550,00 485,32 Chôm Chôm 21 22 24 24

(Nguồn: Số liệu phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành 2010, 2011, 2012, 6/2013)

Theo thống kê ở bảng 3.8: năm 2012 tổng diện tích cây ăn trái huyện Châu Thành là 8.709 ha, nhiều nhất là cam sành với diện tích 4.540ha, thấp nhất là chôm chôm với 24ha. Trong tổng số diện tích cây đang cho trái là 6.302ha thì diện tích đang cho trái của cam sành là cao nhất với 2.684,1ha, tiếp đến là cây bưởi với 1.600ha; diện tích cho trái thấp là chôm chôm với 21ha. Sản lượng năm 2012 đạt 79.222 tấn trái cây các loại. Trong đó cao nhất vẫn là cam sành với 40.261,5 tấn, thấp nhất vẫn là chôm chôm với 189 tấn. Còn lại một số cây khác có sản lượng từ vài tấn đến và trăm tấn.

Cũng theo thống kê ở bảng 3.8: Diện tích một số loại cây có sự thay đổi rõ riệt như cây cam sành, diện tích trồng cây cam sành qua các năm từ 2010 đến 2012 liên tục tăng và đến 6 tháng đầu năm 2013 cũng vậy cụ thể: diện tích trồng cam sành năm 2012 đã tăng 1.385ha (tăng 46,68%) so với năm 2010 và trong 6 tháng đầu năm 2013 diện tích trồng cam sành đã tăng lên 185,9ha so với năm 2012 (tăng 4,27%), diện tích trồng cam sành tăng nhanh là do lợi nhuận đem lại từ cây cao sành là rất cao, rất nhiều hộ đã thoát nghèo và trở thành những tỉ phú miệt vườn. Chanh và chôm chôm cũng có mức tăng nhưng không đáng kể, còn hầu hết các loại cây ăn quả còn lại diện tích điều bị sụt giảm do các vườn cây đã già và đem lại lợi nhuận thấp nên người dân đã thay đổi loại cây trồng, đáng nói là bưởi năm roi Phú Hữu một loài cây đặc sản của huyện và cũng là đặc sản của tỉnh Hậu Giang đang có diện tích giảm nhanh chóng từ năm 2010 là 1.847,50ha đến năm 2012 diện tích trồng bưởi là 1.659,20ha, giảm 188,3ha (giảm 10,19%) và tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì diện tích bưởi vẫn được giữ vững ở mức 1.659,20ha, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do vườn bưởi đã bước vào thời kỳ lão hóa và cho năng suất thấp với lợi nhuận do bưởi đem lại không cao bằng cam sành nên các hộ dân đã chuyển từ trồng bưởi sang trồng cam sành. Hiện chính quyền huyện đang

28

cố gắng giữ vững diện tích bưởi hiện có là 1.659,20ha để bảo vệ loài cây ăn trái đặc sản của địa phương.

Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành tính đến tháng 6/2013 diện tích cây ăn trái đã bị nhiễm sâu bệnh là 1.101,29ha giảm 98,71% so với vài tháng trước. Trên bưởi xuất hiện sâu đục trái với 388,2ha chiếm tỷ lệ 5 – 15% trong tổng diện tích trồng bưởi, trên nhãn bệnh chổi rồng đang phát tán mạnh với 213,19ha chiếm từ 10 – 50% diện tích trồng nhãn, ngoài ra còn một số loại sâu bệnh hại khác như: nhện trắng, nấm hồng, bọ cánh cứng, bọ vòi, sâu vẽ bùa và bệnh nứt thân xì mủ trên mít thái siêu sớm.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)