Chi phí sản xuất cam sành cho lần thu hoạch đầu tiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 68)

Trong lần thu hoạch đầu tiên của cây cam sành có các khoản mục chi phí chủ yếu là: các khoản mục chi phí vật chất: phân bón, thuốc nông dược, nhiên liệu. Chi phí lao động cho từng giai đoạn như là làm cỏ, bón phân, phun thuốc, tưới tiêu hay thu hoạch, ngoài ra còn có chi phí thuê đất. Bên cạnh đó, cam sành là loại cây lâu năm nên ta còn có khoản chi phí khấu hao cơ bản. Các khoản chi phí của lần thu hoạch đầu tiên được thể hiện cụ thể qua bảng 4.27:

Bảng 4.27: Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch đầu tiên trên 1.000m2

ĐVT: 1.000 đồng/1000 m2 Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí thuốc BVTV 72,00 3.200,00 1.331,15 753,90 Chi phí LĐGĐ 1.387,00 12.336,00 4.476,12 2.136,91 Chi phí phân bón 263,04 11.200,00 4.051,60 2.773,25 Chi phí lao động thuê 0,00 2.537,14 275,83 537,30 Chi phí nhiên liệu 121,21 1040,00 361,09 152,85 Chi phí khấu hao cơ bản 38,57 914,29 265,71 186,70 Chi phí thuê đất 3.200,00 5.400,00 4.381,67 541,03 Tổng chi phí có LĐGĐ 6.259,20 25.176,67 15.143,17 4.724,60 Tổng chi phí không có LĐGĐ 4.841,97 18.688,36 10.667,05 3.517,47 Tổng chi phí không có LĐGĐ và thuê đất 841,97 14.088,36 6.285.38 3.320,84

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Nông nghiệp là ngành đặc thù sử dụng nhiều lao động, chính vì thế chi phí lao động là khoản chi phí chiếm tỷ lệ cao trong khoản mục chi phí. Trong đó chủ yếu là LĐGĐ, vì nông dân chủ yếu lấy công làm lời, họ tận dụng hết thời gian nhàn rỗi của mình nhằm giảm bớt được chi phí lao động thuê.

Đối với LĐGĐ: Trong tổng chi phí cho việc sản xuất cam sành ở lần thu hoạch đầu tiên thì chi phí LĐGĐ chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 29,56% tổng chi phí với chi LĐGĐ thấp nhất là 1.387.000 đồng, cao nhất là 12.336.000 đồng và trung bình là 4.476.120 đồng. Chi phí lao động gia đình chiếm tỷ

54

trọng cao là do là do hầu hết các khâu từ chăm sóc như làm cỏ, tỉa nhánh, khâu tưới nước, bón phân và kể cả thu hoạch điều do LĐGĐ thực hiện vì họ có nhiều thời gian rãnh nên nông hộ sẽ làm hết, tuy cam còn nhỏ sẽ dễ chăm sóc nhưng do thời gian từ lúc trồng đến lúc cho trái chiến là một khoảng thời gian tương đối dài nên công LĐGĐ bỏ ra cũng sẽ nhiều theo. Cụ thể:

+ LĐGĐ sử dụng cho việc bón phân chiếm một tỷ trọng tương đối, chiếm 17,68% trong chi phí. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tuy cây con không cần lượng phân nhiều nhưng nông hộ cũng phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt, một lần bón không thể bón nhiều mà phải chia ra làm nhiều lần bón, với hàm lượng phân bón thấp, trong giai đoạn từ tháng thứ nhất tới tháng thứ 6 – 7 thì nông dân phải pha phân vào nước để tưới hay sử dụng thuốc thùng (phân bón lá) để bón cho cây nên rất mất công, qua giai đoạn này đến lúc cây cho trái thì nông dân có thể bón phân theo cách bình thường, LĐGĐ cho việc bón với chi phí thấp nhất là 216.670 đồng, cao nhất là 2.600.000 đồng và trung bình là 791.480 đồng.

+ Tương tự như bón phân, LĐGĐ sử dụng cho việc phun thuốc cũng chiếm tương đối cao vì cam sành cần phun thuốc nhiều và mỗi lần phun thì rất tốn công sức, khoản chỉ phí này chiếm 25,70%, chi phí trung bình là 1.150.410 đồng, thấp nhất là 151.170 đồng và cao nhất là 3.466.670.

+ Một khoảng chi phí khác phải nhắc đến là chi phí chăm sóc (làm cỏ, tỉa nhánh, tỉa trái, buộc nhánh...) mà LĐGĐ bỏ ra. Theo khảo sát chi phí này chiếm 18,88% tương đương với múc trung bình là 845.070 đồng, lớn nhất là 3.456.000 đồng và nhỏ nhất là 0 đồng, khâu chăm sóc này tùy thuộc vào mỗi nông hộ, có hộ làm cỏ nhiều, chỉ một tháng là làm một lần, có hộ để hai tháng mới làm cỏ, những hộ làm cỏ có mức thời gian giữa 2 lần dưới 2 tháng là họ làm cỏ bằng máy phát cỏ, và làm tay, theo họ làm như thế sẽ không gây hại đến sức khỏe của cây, có hộ lại để 4 – 5 tháng mới làm cỏ, đó là do họ sử dụng thuốc khai hoang hay thuốc 2.4D để phun, tuy thời gian làm cỏ theo phương pháp này là lâu nhưng các nông hộ có nhận xét là có thể gây ảnh hưởng đến cây cam nhưng họ vẫn phải làm do có hiệu quả.

+ Một khoản chi phí mà chiếm tỷ trọng trong cơ cấu chi phí LĐGĐ lớn nhất là chi phí tưới tiêu. Cam sành là loại không chịu được nắng gắt, nên đòi hỏi việc cung cấp đủ nước là quan trọng nhất. Thường thì vào mùa nắng nông hộ phải tưới 3 ngày 1 lần, hay 2 ngày một lần, có khi trời nắng gắt họ phải tưới 1 ngày 1 lần, còn vào mùa mưa thì công tưới sẽ nhẹ hơn rất nhiều, thường thì lúc cây còn nhỏ họ sẽ tưới bằng gào, khi lớn lên họ sẽ tưới bàng thùng vòi (máy tưới đặt trên một thùng phi bằng nhựa đã được cắt đôi và gia cố). Chi phí

55

trung bình là 1.640.110 đồng, cao nhất lên tới 4.224.000 đồng và thấp nhất là 377.930 đồng.

+ Một chi phí nữa phải kể đến đó là chi phí thu hoạch, chiếm 1,10% trong cơ cấu chi phí, mức trung bình là 49.040 đồng, cao nhất là 120.000 đồng và thấp nhất là 6.330 đồng, chi phí LĐGĐ ở giai đoạn này là nhẹ nhất vì khi thu hoạch cam sành thì thương lái sẽ dẫn người của mình vào cắt trái, gia đình chỉ cử một vài người theo để quan sát và hái lại những trái cam đạt đúng tiêu chuẩn mà người cắt của thương lái bỏ lại theo hợp đồng mà nông hộ đã ký kết với thương lái.

Đối với lao động thuê: do chủ yếu các công đoạn nông dân đều tận dụng lao động nhàn rỗi của gia đình sẵn có chính vì thế nên tiền thuê lao động chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi phí.

Như phân tích ở phần trên, chi phí lao động thuê chỉ chiếm 1,82% trong tổng chi phí, với chi phí thấp nhất là 0 đồng, cao nhất là 2.537.140 đồng và trung bình là 275.830 đồng. Cụ thể:

+ Đối với khâu làm cỏ chăm sóc chi phí bỏ ra mà nông hộ thuê lao động trung bình là 69.570 đồng chiếm 25,22% tổng chi phí lao động thuê.

+ Đối với khâu thu hoạch: đây cũng là một khoản chi phí đối với tiền thuê lao động nhưng do khi thu hoạch chủ yếu là thương lái lại cắt trái nên nông hộ không cần thuê thêm nhiều lao động, chi phí trung bình là 52.840 đồng chiếm 19,16%, chi phí thuê lao động cho thu hoạch cao nhất là 137.140 đồng và thấp nhất là 0 đồng.

+ Đối với khâu tưới nước: hầu như toàn bộ các lần tưới nước thì LĐGĐ đều làm cả, rất ít người thuê lao động để tưới nước cho vườn cam của mình, chi phí này chỉ chiếm 8,42% với mức trung bình là 23.220 đồng.

+ Đối với khâu bón phân: Trong khâu này một số gia đình có thuê lao động là do nông hộ bận việc hay muốn làm gấp nên mới thuê thêm lao động để phụ giúp mình, chi phí này chiếm 20,24% với mức trung bình là 55.820 đồng.

+ Đối với khâu phun thuốc: Khâu này đối với những chủ vườn lớn và lớn tuổi thì họ sẽ thuê lao động để phun thuốc và coi máy, chủ hộ chỉ có việc pha thuốc để cho lao động thuê phun mà thôi, phần chi phí này cũng chiếm tỷ tương đối lớn, chiếm 29,97% với mức trung bình là 74.380 đồng.

Chi phí phân bón: nếu không tính khoản chi phí lao động và thuê đất thì chi phí phân bón là khoản chi phí vật chất quan trọng nhất. Chi phí phân chiếm tỷ trọng 26,76% trong cơ cấu tổng chi phí. Số tiền trung bình mà nông

56

hộ bỏ ra để mua phân bón cho lần thu hoạch đầu tiên là 4.051.600 đồng, cao nhất là 11.200.000 đồng và thấp nhất là 263.040 đồng. Trong đó phân được sử dụng nhiều nhất là NPK 20 – 20 – 15, NPK 16 – 16 – 8, DAP, URÊ và URÊ+TE chiếm hơn 80% và chưa đến 20% còn lại là lân, kali và phân hữu cơ (thường là dơi, phân bò, đầu cá biển). Chi phí phân bón cho lần thu hoạch đầu tiên cao là do thời gian phát triển đến lúc cho trái của cây lâu nên đòi hỏi phải được bón phân thường xuyên, tuy bón phân với nhiều lần nhưng lượng phân được bón ít nên chi phí phân bón không quá cao nếu so sánh với các loại cây trồng khác.

Chi phí thuê đất: đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi phí của việc trồng cam sành cho lần thu hoạch đầu tiên, chiếm 28,93% với mức trung bình là 4.381.670 đồng, thấp nhất là 3.200.000 và cao nhất là 5.400.000. Giá đất thuê cũng tương đối thấp, một năm thuê đất trung bình chỉ có 2.190.833 đồng/1.000m2/năm, nhưng do trong lần thu hoạch đầu tiên cây phải phát triển trong thời gian dài nên chi phí thuê đất mới lên cao như thế, trung bình cho lần thu hoạch đầu tiên là 4.381.670 đồng. Tuy tất cả các nông hộ điều không đi thuê mướn đất để làm mà làm bằng đất nhà nhưng cũng phải kể đến chi phí này để biết được sau khi bỏ ra những khoản chi phí như vậy thì khi bán cam trong lần thu hoạch đầu tiên nông hộ có lãi hay không.

Chi phí thuốc BVTV: chi phí này cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi phí cho lần thu hoạch đầu tiên, trung bình là 1.331.150 đồng, chiếm 8,79% trong cơ cấu tổng chi phí, thấp nhất là 72.000 đồng và cao nhất là 3.200.000 đồng. Thuốc BVTV giúp cho cam sành phòng trừ sâu, bệnh tấn công và giúp chữa các bệnh cho cây, ngoài ra thuốc nông dược còn giúp làm cho cây phát triển tốt, trái to, bóng, sáng và đẹp nên bán được giá cao, đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân nên nông dân thường xuyên phun thuốc để bảo vệ cây trồng của mình.

Tiếp đó là khoảng chi phí nhiên liệu và chi phí khấu hao cơ bản cả hai loại chi phí chiếm một tỷ trọng thấp cơ cấu tổng chi phí. Chi phí khấu hao cơ bản cho lần thu hoạch đầu tiên là 265.710 đồng chiếm 1,75%. Chi phí nhiên liệu chủ yếu gồm có xăng và dầu vì đa số nông hộ sử dụng máy xăng, dầu, rất ít hộ dùng motor điện để tưới tiêu vì phải đầu tư hệ thống dây diện khắp vườn, vừa tốn chi phí, vừa gây nguy hiểm cho bản thân vì dây điện được mắc dưới các tán cam nên chi phí điện không đáng kể, chi phí nhiên liệu chiếm 2,39% trong tổng chi phí, mức trung bình là 361.090 đồng.

57

Từ các khoản mục chi phí, để thấy rõ cơ cấu chi phí của cam sành trong lần thu hoạch đầu tiên ta có hình 4.4 sau

Qua hình 4.4 cơ cấu chi phí từ khi trồng cây cho đến lần thu hoạch đầu tiên cho thấy khoản mục chi phí LĐGĐ chiếm tỷ trọng cao nhất với 29,56% trong tổng cơ cấu chi phí, tiếp theo là chi phí thuê đất chiếm 28,93%, kế đến là chi phí phân bón chiếm 26,76%, chi thuốc BVTV chiếm 8,79%, chi phí nhiên liệu chiếm 2,39%, chi phí lao động thuê chiếm 1,82% và thấp nhất là chi phí khấu hao cơ bản chiếm 1,75%.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)