Phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất cam sành tại xã Đông Phước

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 84)

Đông Phƣớc và Phú Hữu

Hiệu quả kỹ thuật là đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. Dựa vào kết quả phân tích bằng phần mềm DEAP version 2.1 đối với sản xuất cam sành ta có bảng kết quả về về hiệu quả kỹ thuật như sau:

Bảng 4.33: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất cam sành ở xã Đông Phƣớc, Phú Hữu trong lần thu hoạch đầu tiên

Giá trị hiện quả Số hộ sản xuất Hiệu quả kỹ thuật Phần trăm

1,00 5 8,33 0,90 – 0,99 2 3,33 0,80 – 0,89 3 5,00 0,70 – 0,79 2 3,33 0,60 – 0,69 5 8,33 <0,6 43 71,68 Tổng số hộ 60 100,00 Nhỏ nhất 0,148 Lớn nhất 1,000 Trung bình 0,498 Độ lệch chuẩn 0,249

(Nguồn: kết quả từ phần mềm DEAP version 2.1)

Từ bảng 4.33, ta thấy trong lần thu hoạch đầu tiên số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu chỉ 5 hộ, chiếm tỷ lệ 8,33% là những hộ được xem là những điểm nằm trên đường đẳng lượng (isoquant line) bao quanh các điểm chưa đạt hiệu

70

quả kỹ thuật và ảnh hưởng đến các điểm còn lại có thể tiến tới điểm đạt hiệu quả, số hộ chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu là 55 hộ chiếm tỷ lệ 91,67%. Cụ thể ở mức hiệu quả kỹ thuật 0,90 – 0,99 là 2 hộ (chiếm 3,33%), đây là mức có những điểm nằm gần đường hiệu quả kỹ thuật tối ưu nhất; mức 0,80 – 0,89 là 3 hộ (chiếm 5%), mức 0,70 – 0,79 là 2 hộ (chiếm 3,22%), mức 0,60 – 0,69 là 5 hộ (chiếm 8,33%) và có đến 43 hộ có mức quả kỹ thuật dưới 0,60 chiếm (71,68%). Hiệu quả kỹ thuật trung bình của việc sản xuất cam sành ở lần thu hoạch đầu tiên 0,498 một con số khá thấp so với những bài nghiên cứu về loại cây khác với độ lệch chuẩn là 0,249. Độ rộng tương ứng là 0,148 – 1,000; độ rộng rất lớn thể hiện trình độ kỹ thuật canh tác cam sành giữa các hộ tương đối xa nhau, hộ có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất là 0,148. Mức kém hiệu quả kỹ thuật do chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa có thể do trình độ học vấn, cách tiếp cận KHKT và do các yếu tố ngẫu nhiên ngoài tầm kiểm soát của nông hộ như: thời tiết, sâu bệnh, lũ lụt…. Các yếu tố này dẫn đến độ rộng lớn cho thấy cùng một cây trồng như sự ảnh hưởng của cách chăm sóc, thời tiết và địa chất là rất lớn giữa các nông hộ. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả cho lần thu hoạch đầu tiên, đối với loại cây lâu năm như cam sành thì đánh giá mức hiệu quả kỹ thuật ngay trong lần thu hoạch đầu tiên sẽ cho kết quả không chính xác, vì vào thời điểm cây mới bắt đầu cho trái thì năng suấ cây sẽ không ổn định, thời gian canh tác dài khiến các chi phí phát sinh nhiều nên dẫn đến mức hiệu quả kỹ thuật thấp như vậy.

Để thấy được mức hiệu quả kỹ thuật chính xác hơn ta sẽ chọn thời điểm là lần thu hoạch hiện tại tức là lúc này (2013) vì lúc này các vườn cam ở xã Đông Phước và Phú Hữu đã bước vào thời kỳ cho trái ổn định nên việc đánh giá mức hiệu quả kỹ thuật sẽ chính xác hơn. Dựa vào kết quả phân tích bằng phần mềm DEAP version 2.1 đối với việc sản xuất cam sành ở lần thu hoạch hiện tại ta có bảng kết quả về về hiệu quả kỹ thuật như sau:

71

Từ bảng 4.34, ta thấy trong lần thu hoạch hiện tại đã có sự chuyển biến đáng kể, số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tối là 8 hộ, chiếm tỷ lệ 13,33% là những hộ được xem là những điểm nằm trên đường đẳng lượng (isoquant line) bao quanh các điểm chưa đạt hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng đến các điểm còn lại có thể tiến tới điểm đạt hiệu quả, số hộ chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu là 55 hộ chiếm tỷ lệ 86,67%. Cụ thể ở mức hiệu quả kỹ thuật 0,90 – 0,99 là 6 hộ (chiếm 10%), đây là mức có những điểm nằm gần đường hiệu quả kỹ thuật tối ưu nhất; mức 0,80 – 0,89 là 8 hộ (chiếm 13,33%), mức 0,70 – 0,79 là 2 hộ (chiếm 3,34%), mức 0,60 – 0,69 là 9 hộ (chiếm 15%) và có đến 27 hộ có mức quả kỹ thuật dưới 0,60 chiếm (45%). Hiệu quả kỹ thuật trung bình của việc sản xuất cam sành ở lần thu hoạch hiện tại là 0,659, một con số cũng thuộc dạng tương đối khá nhưng vẫn thấp hơn một số loại cây trồng khác như: khóm ở Vị Thanh là 0,8788 (Nguyễn Thị Tú Anh, 6/2013). Độ lệch chuẩn là 0,246, độ rộng tương ứng là 0,183 – 1,000; độ rộng ở lần này cũng rất lớn thể hiện trình độ kỹ thuật canh tác cam sành giữa các hộ tương đối xa nhau, hộ có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất là 0,183. Ở lần này nguyên nhân dẫn đến mức hiệu quả kỹ thuật chưa đạt tối đa chủ yếu là cây bị bệnh và chết nên dẫn tới tình trạng này. Hiệu quả kỹ thuật trung bình mà nông hộ đạt được là 0,659, con số này là tương đối cao so với những sản phẩm nông nghiệp khác. Trên cùng một diện tích canh tác và cùng với lượng yếu tố đầu vào, cải thiện kỹ thuật canh tác nông hộ có thể cải thiện hiệu quả kỹ thuật, trung bình nông hộ có thể tăng lên thêm 0,341 để đạt đến mức hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Để tăng hiệu quả kỹ thuật, có thể cố định đầu ra và điều chỉnh các yếu tố đầu vào. Những đầu vào

Bảng 4.34: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất cam sành ở xã Đông Phƣớc, Phú Hữu ở lần thu hoạch hiện tại (2013)

Giá trị hiện quả Hiệu quả kỹ thuật

Số hộ sản xuất Tỷ lệ (%) 1,00 8 13,33 0,90 – 0,99 6 10,00 0,80 – 0,89 8 13,33 0,70 – 0,79 2 3,34 0,60 – 0,69 9 15,00 <0,6 27 45,00 Tổng số hộ 60 100,00 Nhỏ nhất 0,183 Lớn nhất 1,000 Trung bình 0,659 Độ lệch chuẩn 0,246

72

như phân bón, lao động và thuốc BVTV được điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống là tùy vào cách sử dụng các yếu tố này của nông hộ. Có những hộ sử dụng dư thừa những yếu tố này, có những hộ sử dụng thiếu và những hộ này nên điều chỉnh để hợp lí chi phí và tăng năng suất cây cam sành. Ngoài ra hiệu quả kỹ thuật còn phụ thuộc vào yếu tố khác như sâu bệnh, đất đai, thời tiết và kinh nghiệm, ứng dụng KHKT vào sản xuất của nông hộ

Và cũng theo số liệu phân tích từ phần mềm DEAP version 2.1 thì

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)