Chăn nuôi

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 43)

Đối với huyện Châu Thành chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển, các loại vật nuôi được nuôi chủ yếu ở huyện là: heo, gia cầm và bò. Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm qua các năm 2010 – 2012 được thể hiện trong bảng 3.9 và bảng 3.10:

Bảng 3.9: Số lƣợng gia súc, gia cầm của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Con

Năm Trâu Lợn Gia cầm

2010 19 640 10.881 108.240

2011 - 535 17.628 201.640

2012 - 396 20.425 114.425

(Nguồn: Số liệu phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành 2010, 2011, 2012)

Số liệu thống kê từ bảng 3.9 thể hiện:

- Đàn trâu: không được chú trọng nuôi nhiều và có sự biến động mạnh. Năm 2010 là 19 con đến năm 2011 và năm 2012 thì huyện đã không còn nuôi trâu. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 đàn trâu cũng không được nuôi lại.

- Đàn bò: năm 2010 số lượng là 640 con đến năm 2011 là 535, giảm 105 con. Năm 2012 lại giảm xuống chỉ còn 396 con giảm 139 con so với năm 2011.

- Đàn lợn: có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2010 số lượng lợn trên địa bàn huyện Châu Thành là 10.881 con đến năm 2011 là 17.628 con và năm 2012 tổng đàn lợn đạt 20.425 con. Như vậy, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 đã tăng 9.544 (tăng 87,72%), cụ thể năm 2011 đàn lợn tăng 6.747

29

con (tăng 62,01%) so với năm 2010, trong năm 2012 đàn lợn tăng thêm 2.797 con (tăng 15,87%) năm mức tổng số đàn lợn là 20.425 con. Mặc dù trong giai đoạn 2010 – 2012 có diễn ra nhiều dịch bệnh như; bệnh heo tai xanh, lỡ mồm long món nhưng do địa phương chú trọng phòng và trị bệnh nên tình hình dịch bện không ảnh hưởng nhiều đến số lượng tổng đàn. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng đàn lợn có 8.100 con đạt 62,3% kế hoạch của huyện trong năm 2013 (13.000 con), do trong năm 2013 tình hình tiêu thụ hết sức khó khăn kèm theo dịch bệnh nên huyện không chủ trương phát triển mạnh đàn lợn mà giảm số lượng tổng đàn xuống để phù hợp với tình hình.

- Gia cầm (bao gồm gà, vịt, ngan, ngỗng): có mức phát triển mạnh trong giai đoạn 2010 – 2011, nhưng giai đoạn 2011 – 2012 đàn gia cầm lại sụt giảm về số lượng nguyên nhân là do tình hình dịch cúm H5N1, chi phí thức ăn và thuốc điều tăng nên gây khó khăn cho người chăn nuôi. Cụ thể trong giai đoạn 2010 – 2011 đàn gia cầm tăng từ 108.240 con lên 201.640 con, tăng 93.364 con (tăng 86,26%), trong năm 2012 đàn lợn có mức giảm mạnh, giảm 87.215 con (giảm 43,25%) và đạt mức 114.425 con. Tính tới tháng 6 năm 2013 đàn gia cầm đạt mức 138.000 con, đạt 64,2% so với kế hoạch của huyện là 215.000 con trong năm 2013.

Số liệu thống kê từ bảng 3.10 thể hiện:

- Đàn trâu: sản lượng thịt trong năm 2010 chỉ có 0,77 tấn, do không thích hợp với điều kiện của vùng nên trâu không còn được nuôi trong các năm tiếp theo.

- Đàn bò: năm 2010 sản lượng thịt là 24,19 tấn, sang năm 2011 tăng lên 61,38 tấn và đến năm 2012 đã đạt 76,40 tấn, sản lượng tăng là do trong giai đoạn này người nuôi chủ yếu giết thịt để bán vì lúc này giá thịt bò đang ở mức cao.

Bảng 3.10: Sản lƣợng thịt gia súc, gia cầm của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Tấn

Năm Trâu Lợn Gia cầm

2010 0,77 24,19 1.413,00 388,00 2011 - 61,38 2.298,26 713,28 2012 - 76,40 2.307,16 464,55

(Nguồn: Số liệu phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành 2010, 2011, 2012)

30

- Đàn lợn: cũng giống như về mặt số lượng, sản lượng thịt cũng tăng giảm không điều qua các giai đoạn, năm 2010 sản lượng thịt đạt 1.413,00 tấn đến năm 2011 tăng lên 2.298,26, tăng 885,26 tấn (tăng 62,65%), năm 2012 dù tổng đàn lợn có giảm về số lượng nhưng sản lượng thịt vẫn tăng mặc dù không nhiều, năm 2012 sản lượng thịt tăng 8,9 tấn (tăng 0,39%).

- Gia cầm (bao gồm gà, vịt, ngan, ngỗng): sản lượng cũng có sự tăng và giảm cùng với số lượng gia cầm, cụ thể như từ năm 2010 đến năm 2011 sản lượng gia cầm từ 388,00 tấn lên 713,28 tấn tăng 325 tấn (tăng 83,84%), nhưng năm 2011 đến năm 2012 cùng với sự sụt giảm về số lượng, sản lượng thịt cũng giảm theo, năm 2012 giảm 248,73 tấn (giảm 34,87%) từ mức 713,28 tấn năm 2011 xuống 464,55 tấn năm 2012.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 43)