Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong sản xuất cam sành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 49)

4.1.1.1 Nguồn lực lao động

Số nhân khẩu của các nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu là tương đối thấp cao nhất là 6 người, thấp nhất là 1 người và trung bình là 4 người. Tuy nhiên tham gia vào sản xuất chính trung bình vào khoảng 2 người thậm chí có những hộ chỉ có 1 thành viên tham gia vào sản xuất chính và thường là chủ hộ, có những hộ thì có tới 4 thành viên tham gia vào quá trình sản xuất. Do tuổi của chủ hộ không cao, chủ yếu con của chủ hộ vẫn đang đi học nên không tham gia vào sản xuất nên chủ yếu chỉ có chủ hộ và vợ của chủ hộ tham gia vào quá trình sản xuất. Bảng 4.13 sẽ cho thấy rõ về nguồn lực lao động của các nông hộ.

Bảng 4.13: Số nhân khẩu và lao động của nông hộ năm 2013

ĐVT: Người/hộ

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu 1 6 3,97 1,02

Số lao động trực tiếp 1 4 2 0,55

Lao động nam 1 2 1,67 0,38

Lao động nữ 0 2 0,83 0,46

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Trong hoạt động sản xuất cam sành thì lao động nam tham gia chủ yếu vào quá trình lao động: bón phân, phun thuốc, tưới nước… do vậy khi nói đến làm nông lao động nam vẫn là lao động chính. Còn nói đến lao động nữ, thông thường là vợ chủ hộ tham gia vào hoạt động sản xuất khi có thời gian rãnh sau khi hoàn thành công việc nội trợ và đó chỉ là lao động phụ như coi thùng thuốc, coi máy, kéo ống phun thuốc, làm cỏ quanh gốc…. Tuy nhiên đặc thù

35

của cây cam sành là dễ chăm sóc nên cần ít lao động, theo nguồn lực của các nông hộ điều tra lao động tham gia trực tiếp vào khoảng 1 đến 4 người và trung bình khoảng 2 người; trong đó, tỷ lệ lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ, với lượng lao động cao nhất tỷ lệ lao động nam chiếm 2/3 tổng số lao động tức là chiếm 66,67%, trong khi đó lao động nữ chỉ chiếm 33,33%. Đối với lượng lao động nhỏ nhất thì có hộ không có lao động nữ tham gia, chỉ có lao động nam là chủ hộ tham gia vào quá trình sản xuất.

Về độ tuổi của chủ hộ, thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 65 tuổi và trung bình là 40,57 tuổi, để biết cụ thể về độ tuổi ta có bảng 4.14.

Bảng 4.14: Độ tuổi của chủ hộ năm 2013

Độ tuổi Tần số Tần suất (%) Dưới 40 29 48,33 Từ 40 đến 50 23 38,33 Từ 51 đến 60 6 10,00 Trên 60 2 3,34 Tổng 60 100,00 Nhỏ nhất 22 Lớn nhất 65 Trung bình 40,57 Độ lệch chuẩn 9,31

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Qua bảng 4.14 cho thấy: độ tuổi chủ yếu của các chủ hộ vào khoảng từ 22 – dưới 40 tuổi có đến 29 hộ, chủ hộ nằm trong khoảng độ tuổi này chiếm đến 48,33% trong tổng số 60 hộ được khảo sát. Đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động, trong khoảng độ tuổi này về kinh nghiệm tuy không bằng độ tuổi trên 40 nhưng cũng đủ kinh nghiệm để sản xuất cam sành đặc biệt với độ tuổi này thì chủ hộ có sức lao động tốt hơn độ tuổi trên 40, và ở độ tuổi này các chủ hộ cũng có khả năng tiếp thu tốt hơn các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong việc trồng cam sành cho cán bộ khuyến nông, kỹ sư và các nhà khoa học phổ biến. Tiếp đến là độ tuổi từ 40 – 50 tuổi có 23 hộ nằm trong độ tuổi này chiếm 38,33%, đây là độ tuổi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất cam sành, nhưng trong khoảng độ tuổi như thế này thì khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật đã thấp đi. Tiếp đến là độ tuổi từ 51 – 60 có 6 hộ nằm trong độ tuổi này chiếm 10% và độ tuổi trên 60 chiếm tỷ trọng ít nhất là 3,34% với 2 hộ.

Trình độ học vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trình độ càng cao sẽ giúp nông hộ tiếp cận dễ

36

dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn để tạo ra sản phẩm chất lượng cao ngày càng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trình độ cao sẽ giúp nông hộ dễ dàng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi tập quán trồng lạc hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần nâng cao mức sống gia đình và phát triển xã hội.Trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện trong bảng 4.15:

Bảng 4.15: Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn Số nông hộ Tỷ lệ (%) Không biết chữ 0 0 Cấp 1 15 25,00 Cấp 2 24 41,67 Cấp 3 15 25,00 Cao đẳng, Đại học 6 10,00 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Từ kết quả điều tra thực tế trong bảng 4.15 cho thấy việc phân bố trình độ của chủ hộ cao nhất là trình độ cấp 2 với 24 hộ chiếm 41,67%; trình độ cấp 1 với 15 hộ chiếm 25% và cấp 3 với 15 hộ chiếm 25%. Không có nông hộ nào không biết chữ và có 6 hộ có trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm 10%. Nói chung, với trình độ văn hóa như hiện nay của các nông hộ trồng cam của xã Đông Phước và Phú Hữu là một trong những thuận lợi để có thể truyền đạt kiến thức sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách có hiệu quả. Bên cạnh trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất của nông hộ cũng góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, kinh nghiệm trồng cam sành của nông hộ sẽ được thể hiện qua bảng 4.16:

Bảng 4.16: Kinh nghiệm trồng cam sành của chủ hộ

Độ tuổi Tần số Tần suất (%) Dưới 2 năm 0 0 Từ 2 đến 5 năm 44 73,33 Trên 5 năm 16 26,67 Tổng 60 100,00 Nhỏ nhất 2,50 Lớn nhất 10,00 Trung bình 5,03 Độ lệch chuẩn 1,60

37

Từ bảng 4.16 cho thấy: trong 60 hộ được khảo sát, kinh nghiệm sản xuất của các nông hộ tập trung chủ yếu từ 2 – 5 năm kinh nghiệm có 44 trong tổng số 60 nông hộ chiếm 73,33%. Chủ hộ kinh nghiệm trên 5 năm có 16 hộ chiếm 26,67% và không có hộ nào có kinh nghiệm dưới 2 năm. Ở địa bàn nghiên cứu người dân có kinh nghiệm trung bình trong việc sản xuất cam sành so với các huyện ở các tỉnh khác, biểu hiện qua số năm kinh nghiệm từ 2 – 5 năm chiếm 73,33%. Kinh nghiệm của các nông hộ thuộc mức trung bình trong việc trồng cam sành nguyên nhân chủ yếu là do những năm trước những nông hộ ở địa bàn nghiên cứu chủ yếu trồng xoài, mận, quýt, chanh, lúa…. Với kinh nghiệm trồng cam sành thuộc mức trung bình nhưng do nông dân đã có một số kinh nghiệm khi trồng các loại cây khác trước đây nên khi chuyển qua trồng cam sành thì có một số kỹ thuật được áp dụng lại nên việc trồng cam sành cũng tương đối dễ với nông dân, cùng với đó điều kiện tự nhiên như đất, nước và thời tiết cũng tương đối phù hợp với cây cam sành nên năng suất của cây cam sành cũng thuộc mức khá. Còn các nông hộ có kinh nghiệm trên 5 năm là do các nông hộ này trước đây đã có trồng cam sành và sau khi cây bị lão hóa và năng suất kém đi thì nông hộ đã cải tạo lại vườn để trồng lại cây cam sành, có một số đã trồng rất lâu nhưng do lúc đó giá bán của cam sành còn thấp, lợi nhuận mang lại không cao nên họ đã phá bỏ cam sành và trồng các loại cây khác nhưng cây ăn trái và rau màu, khi cam sành có giá và đem lại lợi nhuận cao thì họ lại trồng cam sành lại. Từ việc điều tra thực tế cho thấy hộ có số năm kinh nghiệm nhỏ nhất là 2,5 năm, lớn nhất là 10 năm và trung bình là 5,03 năm.

4.1.1.2 Nguồn lực vốn

Vốn là yếu tố góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Bất kì hoạt động sản xuất nào nếu không có vốn đầu tư sẽ không thực hiện được. Chi phí đầu tư ban đầu cho cây cam sành không quá cao, và cây cam sành là loại cây lâu năm, có vòng đời thuộc mức trung bình, tại địa bàn nghiên cứu thì vòng đời trung bình của cây cam sành là khoảng 7 năm nên khoản đầu tư ban đầu cho cam sành tương đối nhẹ đối với nông dân, chi phí của yếu là trong quá trình chăm sóc cho cây và chi phí này được nông dân thực hiện qua hình thức lấy ngắn nuôi dài. Qua cuộc trao đổi trực tiếp với 60 hộ trồng cam sành của xã Đông Phước và Phú Hữu cho thấy tất cả các hộ sử dụng vốn nhà (chiếm 100% tổng số nông hộ được điều tra) để sản xuất là do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất là do cam sành cũng dễ chăm sóc không tốn chi phí nhiều như các loại cây ăn trái, rau màu, lúa… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38

Thứ hai là do vay vốn thường gặp một số khó khăn như: thủ tục vay rườm rà nên thời gian đi lại để vay vốn kép dài, thế chấp tài sản…

Thứ ba là do các cơ sở bán phân, thuốc tại địa phương có bán với hình thức gối đầu nghĩa là cho mua thiếu đến thu hoạch mới trả khoản tiền mua phân, thuốc vì thế hầu hết nông hộ thiếu vốn sản xuất thường mua phân, thuốc trả sau tại các cơ sở bán vật tư nông nghiệp chứ không phải đi vay.

Thứ tư là do trong lúc cây cam sành còn nhỏ thì nông dân trồng một số loại cây ngắn ngày để thu hoạch và lấy chi phí đó để chăm sóc cho cam sành.

4.1.1.3 Nguồn lực đất đai

Theo số liệu điều tra, trung bình tổng diện tích đất của các nông hộ khoảng 6.850m2, hộ có diện tích nhỏ nhất là 2.000m2

và hộ có diện tích nhiều nhất là 30.000m2

. Tất cả diện tích đất của các nông hộ được điều tra điều là đất nhà, đất này có được là những người thân trong gia đình chia lại cho nhau, do khai phá trong thời kỳ chiến tranh và một số được nông hộ mua lại. Bảng 4.17 sẽ cho thấy rõ hơn về diện tích đất trồng của nông hộ hiện nay.

Bảng 4.17: Diện tích đất trồng cam sành của nông hộ

ĐVT: 1.000m2

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tổng diện tích đất 2 30 6,85 4,93 Diện tích đất trồng

cam sành 2 30 6,47 4,84

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Thông qua bảng 4.17 ta thấy: diện tích đất trồng cam sành của các nông hộ nhỏ nhất là 2.000m2, lớn nhất là 30.000m2 và trung bình là hơn 6.470m2. Diện tích đất của nông hộ dùng cho cam sành thuộc mức trung bình nhưng chiếm tỷ lệ cao so với tổng diện tích đất. Theo số liệu điều tra thực tế tổng diện tích đất của 60 nông hộ là 410.792m2

nhưng có đến 388.092m2 (chiếm 94,47%) trong tổng diện tích đất dùng để trồng cam sành; khoảng 53/60 (chiếm 83,33%) hộ dùng 100% diện tích đất để trồng cam sành. Đa số diện tích đất có được các nông hộ đầu tư trồng cam sành là do cam sành có năng suất và lợi nhuận cao. Việc diện tích trồng cam sành chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích đất hiện có của các nông hộ cho thấy thu nhập từ cam sành mang lại cho các nông hộ là rất lớn thế nên các nông hộ mới dành hầu hết diện tích đất mà mình có để trồng cam sành.

39

4.1.2 Lý do trồng cam sành

Thông thường các hoạt động sản xuất để quyết định được làm gì và làm như thế nào nó đều có lý do để đi đến quyết định và việc sản xuất cam sành cũng không ngoại lệ. Bảng 4.18 dưới đây sẽ trình bày lý do mà các nông hộ quyết định trồng cam sành.

Bảng 4.18: Lý do nông hộ chọn trồng cam sành

Lý do Tần suất Tỷ lệ (%)

Dễ trồng 40 66,67

Lợi nhuận cao 53 88,33

Dễ tiêu thụ 49 81,67

Theo truyền thống 0 0,00

Đất phù hợp 25 41,67

Theo phong trào 44 76,67

Cây trồng khác thất mùa chuyển sang 13 21,67

Khác 1 1,67

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.18 cho thấy có 53/60 hộ được phỏng vấn (chiếm 88,33%) đã quyết định trồng cam sành vì đem lại lợi nhuận cao cho mình. Cũng như các hoạt động kinh tế khác vấn đề lợi nhuận được không ít nông hộ quan tâm và ở địa bàn nghiên cứu thì vấn đề lợi nhuận được đặt lên hàng đầu. Thu nhập chính của đa số nông hộ chủ yếu từ hoạt động trồng các loại cây ăn trái và hoa màu khác nhưng khi các loại cây ăn trái và rau màu khác thất mùa, giá bán thấp thì kinh tế của nông sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các nông hộ ở địa phương quan sát và chia sẽ kinh nghiệm với nhau về việc có nhiều người phất lên trở thành triệu phú, tỷ phú của vùng quê nghèo nên những nông dân này quyết định chuyển sang trồng cam sành để hy vọng cải thiện kinh tế hộ của gia đình.

Hiện nay vấn đề được nông hộ quan tâm nữa đó là khâu tiêu thụ vì hiện nay tình trạng nông sản làm ra không có nơi tiêu thụ dẫn đến giá rớt thảm hại đã được các nông hộ thấy nhiều trong những năm gần đây nên có 49/60 hộ (chiếm 81,67%) quyết định trồng cam sành vì dễ tiêu thụ.

Tiếp đến có 44/60 nông hộ (chiếm 76,67%) quyết định trồng cam sành theo phong trào ở địa phương, có nhiều nguyên nhân để nông hộ trồng cam sành theo phong trào là do những nông hộ ở cạnh bên trồng cam sành hết nên nếu không trồng cam sành theo thì việc chăm sóc cây, vấn đề nước tới và thủy lợi sẽ bị ảnh hưởng bởi vì các nông hộ xung quanh có thời lịch tháo và cho nước vào, chăm sóc và bón phân, phun thuốc khác nhau nên gây khó khăn cho những hộ nào không làm theo phong trào.

40

Tiếp theo là do cây cam sành dễ trồng, dễ chăm sóc hơn so với các loại cây ăn trái khác hay rau màu, đối với cam sành chỉ cần chú ý đến khâu tưới nước vào mùa nắng nhưng việc tưới nước cũng không quá nhiều, việc làm cỏ và phun thuốc BVTV cũng nhẹ công và nhanh hơn các loại cây khác như xoài, lúa, mận, bưởi… nên nông hộ quyết định trồng cam sành là do cây dễ trồng với 40/60 mẫu (chiếm 66,67%).

Có 25/60 mẫu (chiếm 41,67%) quyết định trồng cây cam sành là điều kiện thổ nhưỡng của địa phương phù hợp với cây cam sành nên họ quyết định trồng.

Trong số lý do để chọn cam sành là cây sản xuất thì có 13/60 mẫu (chiếm 21,67 40%) là do các giống cây trồng khác thất mùa nên chuyển sang trồng cam sành.

Có một ý kiến cho rằng cây cam sành cho năng suất cao hơn các loại cây khác nên nông hộ quyết định chọn cam sành làm cây trồng trên mảnh đất của mình chiếm 1,67% và không có ý kiến nào chọn trồng cam sành là do truyền thống.

4.1.3 Kỹ thuật sản xuất

4.1.3.1 Cây giống và mật độ sản xuất • Cây giống • Cây giống

Như ta đã biết, giống là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động sản xuất nông nghiệp nào. Đối với cam sành cũng vậy việc chọn giống của các nông hộ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Bảng 4.19 sẽ cho biết nguồn gốc của cây cam sành giống mà nông hộ đang sử dụng.

Bảng 4.19: Nguồn gốc cây giống

Địa điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Từ các ghe bán giống 54 90,00

Từ các cơ sở sản xuất giống 4 6,67

Cả 2 2 3,33

Tổng 60 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Theo kết quả được thể hiện trong bảng 4.19, cây giống của nông hộ được mua chủ yếu từ các ghe bán giống chiếm 90%, mua từ các cơ sở sản xuất giống là 6,67%, còn lại 3,33% nông hộ là mua ở hai địa điểm trên. Nguyên nhân chủ yếu mà các nông hộ chọn mua giống dưới ghe là do thuận tiện và chi

41

phí mua giống thấp, và làm theo phong trào ở địa. Bảng 4.20 sẽ thể hiện cụ thể lý do mà các nông hộ chủ yếu sử dụng giống từ các ghe bán giống, giống từ các cơ sở sản xuất và cả hai:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 49)