Nguồn lực đất đai

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 53)

Theo số liệu điều tra, trung bình tổng diện tích đất của các nông hộ khoảng 6.850m2, hộ có diện tích nhỏ nhất là 2.000m2

và hộ có diện tích nhiều nhất là 30.000m2

. Tất cả diện tích đất của các nông hộ được điều tra điều là đất nhà, đất này có được là những người thân trong gia đình chia lại cho nhau, do khai phá trong thời kỳ chiến tranh và một số được nông hộ mua lại. Bảng 4.17 sẽ cho thấy rõ hơn về diện tích đất trồng của nông hộ hiện nay.

Bảng 4.17: Diện tích đất trồng cam sành của nông hộ

ĐVT: 1.000m2

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tổng diện tích đất 2 30 6,85 4,93 Diện tích đất trồng

cam sành 2 30 6,47 4,84

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Thông qua bảng 4.17 ta thấy: diện tích đất trồng cam sành của các nông hộ nhỏ nhất là 2.000m2, lớn nhất là 30.000m2 và trung bình là hơn 6.470m2. Diện tích đất của nông hộ dùng cho cam sành thuộc mức trung bình nhưng chiếm tỷ lệ cao so với tổng diện tích đất. Theo số liệu điều tra thực tế tổng diện tích đất của 60 nông hộ là 410.792m2

nhưng có đến 388.092m2 (chiếm 94,47%) trong tổng diện tích đất dùng để trồng cam sành; khoảng 53/60 (chiếm 83,33%) hộ dùng 100% diện tích đất để trồng cam sành. Đa số diện tích đất có được các nông hộ đầu tư trồng cam sành là do cam sành có năng suất và lợi nhuận cao. Việc diện tích trồng cam sành chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích đất hiện có của các nông hộ cho thấy thu nhập từ cam sành mang lại cho các nông hộ là rất lớn thế nên các nông hộ mới dành hầu hết diện tích đất mà mình có để trồng cam sành.

39

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)