- Test 1: Chạy 30m XPC (s)
Kết luận chương
Qua kết quả điều tra về thực trạng hoạt động dạy và học môn GDTC cho HSSV nữ hệ CĐTH trường cao đẳng Tuyên Quang đã cho ta thấy đội ngũ GV giảng dạy môn GDTC của trường đều đã tốt nghiệp Đại học và sau đại học TDTT đảm bảo về trình độ chuyên môn. Tuy nhiên tuổi đời còn trẻ và ít được bồi dưỡng về chuyên môn còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo để nâng cao chất lượng GDTC cho HSSV nói chung và cho nữ HSSV nói riêng. Nhận thức của HSSV về môn GDTC là tốt và có ý thức tập luyện TDTT, song thể lực, kỹ thuật của HSSV còn hạn chế và không đạt kết quả cao.
- Chưa tổ chức giảng dạy Kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
- Công tác ngoại khóa chưa được chú trọng, mặc dù học sinh có ý thức rèn luyện song phần lớn chưa có ý thức cao và điều kiện hỗ trợ còn hạn chế.Hoạt động ngoại khóa của HSSV trường Cao đẳng Tuyên Quang chưa được thường xuyên. Phong trào TDTT chỉ tập trung ở các giải thi đấu, chưa phát triển rộng khắp trong HSSV.Về cơ bản một số nội dung môn học GDTC trong trường học được thiết kế và xây dựng chưa hợp lý.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDTC CHO NỮ SINH NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDTC CHO NỮ SINH
KHỐI NGHÀNH TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TUYÊN QUANG3.1. Căn cứ lý luận và thực tiễn để lựa chọn các biện pháp 3.1. Căn cứ lý luận và thực tiễn để lựa chọn các biện pháp
3.1.1 Căn cứ lý luận
Để lựa chọn được các giải pháp phù hợp với điều kiện Trường Cao đẳng Tuyên Quang nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho HSSV nữ hệ CĐTH, đề tài dựa trên các căn cứ sau:
Dựa trên quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trường học và các chiến lược phát triển con người toàn diện đã được quán triệt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam như:
Điều 41 trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII năm 1986 và các văn kiện khác.
Điều 16 Pháp lệnh TDTT của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua và ban hành ngày 25 tháng 9 năm 2000.
Điều 20 Luật thể dục, thể thao được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
Chỉ thị 247/TTg ngày 24/4/1996 về việc sử dụng đất đai cho xây dựng các công trình thể thao.
Chỉ thị 36CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII về công tác TDTT trong giai đoạn mới với mục tiêu đề ra: “thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết HSSV…”.
Chỉ thị 133/TTg ngày 7/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT đã ghi rõ: “Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường...”.
Căn cứ vào chương trình GDTC dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 12/9/1995.
Căn cứ vào các nguyên tắc hoạt động chung của TDTT gồm: Nguyên tắc giữ vững và nâng cao sức khoẻ; Nguyên tắc kết hợp TDTT với thực tiễn lao động và quốc phòng; Nguyên tắc phát triển con người toàn diện, cân đối. Cũng như căn cứ vào các nguyên tắc về phương pháp GDTC.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn để lựa chọn các giải pháp.
Ngoài việc phân tích về nguyên nhân chủ quan, khách quan, những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng GDTC của HSSV gồm: thực trạng về cơ sở vật chất
sân bãi dụng cụ, đội ngũ cán bộ giáo viên, chính sách đãi ngộ, công tác tổ chức quản lý phong trào hoạt động TDTT, tình hình tổ chức giảng dạy chính khóa và ngoại khóa môn GDTC cho HSSV hệ trung cấp tiểu học chính quy trường Cao đẳng Tuyên Quang. Để xác định cơ sở thực tiễn của các giải pháp cần lựa chọn đề tài đã tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, các nhà sư phạm và các GV TDTT hiện đang trực tiếp làm công tác quản lý, giảng dạy tại trường Cao đẳng Tuyên Quang. Các kết quả nghiên cứu đó cho phép đề tài lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho HSSV nữ hệ CĐTH chính quy trường Cao đẳng Tuyên Quang.
Để nâng cao hiệu quả GDTC cho HSSV nữ hệ cao đẳng Tiểu học chính quy trường Cao đẳng Tuyên Quang cần phải định ra một số giải pháp đồng bộ, mang tính khả thi. Các giải pháp phải cùng hướng đến việc phát triển thể chất bằng việc tác động có kết quả với các yếu tố chi phối sự phát triển GDTC của trường Cao đẳng Tuyên Quang. Qua việc đánh giá thực trạng công tác GDTC của trường chúng tôi thấy cần tóm tắt một số ý có tính thực tiễn GDTC của trường như sau:
Cơ sở vật chất tạm thời đáp ứng nhu cầu giảng dạy chính khóa và ngoại khóa. Tuy nhiên, hoạt động ngoại khóa của HSSV và các chỉ tiêu đề ra trong một năm chưa đạt ở mức cao. HSSV đi ngoại khóa không thường xuyên mà chỉ tập trung vào những ngày trước khi kiểm tra.
Kiểm tra đánh giá phát triển thể lực của HSSV không theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Quá trình kiểm tra đánh giá còn hạn chế với HSSV.
Phương pháp giảng dạy của GV chủ yếu là phân tích kỹ thuật, chưa tập trung chú ý phát triển thể lực cho HSSV, dẫn đến thể lực của HSSV chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Do đó những vấn đề trên cần được quan tâm đúng mức và phải có những giải pháp tốt nhất để giúp cho công tác GDTC của nhà trường phát triển.
3.1.3. Nguyên tắc cơ bản để lựa chọn các giải pháp.
Trong hệ thống các hiện tượng sư phạm thì GDTC có ý nghĩa hàng đầu, như một yếu tố chuyên môn tác động có mục đích đến sự phát triển các phẩm chất tâm lý, đến các năng lực vận động của con người và đến các thuộc tính tự nhiên có liên quan trực tiếp đến các năng lực của cơ thể. Nếu việc GDTC được tiến hành một cách hệ thống và khoa học phù hợp với các giai đoạn cơ bản của sự phát triển mỗi con người thì, nó đóng vai trò là một trong những nhân tố quyết định toàn bộ sự phát triển thể chất người đó. Để xây dựng những giải pháp chúng ta cần phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản trong GDTC.
Các nguyên tắc cơ bản trong GDTC:
- Nguyên tắc: là sự phản ánh các quy luật chung của toàn bộ hoạt động,
không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Nó đóng vai trò định hướng, thực hiện mục đích và nhiệm vụ của GDTC.
- Mỗi người không thể định ra hoặc hiểu và quán triệt các nguyên tắc một cách tùy tiện. Bởi vậy, nguyên tắc bao giờ cũng là một vấn đề nghiêm túc, chặt chẽ và mang tính khoa học.
Trong giáo dục TDTT nói chung và GDTC nói riêng, nguyên tắc tiến hành quản lý và hoạch định kế hoạch đề ra giải pháp tất yếu phải lấy các nguyên tắc chung để làm chỗ dựa.