Những công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn: Biện pháp nâng cao kết quả học tập môn giáo dục thể chất cho nữ sinh khối ngành tiểu học trường cao đẳng Tuyên Quang (Trang 34)

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU

1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan

Vấn đề nâng cao chất lượng GDTC nói chung và phát triển thể chất cho HSSV nói riêng trong các trường đại học, cao đẳng đã thu hút sự quan tâm

nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước hết, phải kể đến các công trình khoa học nhằm nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng của các tác giả: Phạm Chu Thái (1999) “Nghiên cứu biện pháp

có hiệu quả phát triển thể chất cho nữ sinh viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Công nghiệp’’, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trường Đại học TDTT

Bắc Ninh. Nguyễn Thị Bích Thủy (2001)“Nghiên cứu hiệu quả một số bài

tập phát triển chung nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ ’’. Dương Nghiệp Chí (2001) “Điều tra thể chất người Việt Nam”. Lưu Quang Hiệp (2010) “Thực trạng nguôn nhân lực TDTT Việt Nam”. Trần Đức Dũng (2003 – 2013) “Điều tra mức độ phát triển thể chất của học sinh”….. Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã đưa

ra được các số liệu đánh giá tình trạng phát triển thể chất của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng cũng như đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC, từ đó là cơ sở cho công tác xây dựng chương trình, nội dung và các hình thức tập luyện cho cho các đối tượng này.

Trong lĩnh vực nghiên cứu các mô hình, giải pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá cho HSSV các tại các Đại học và Cao đẳng, có sự đóng góp đáng trân trọng của các tác giả: Nguyễn Thị Xuyền (1998), Trần Thị Thuỳ Linh (2000), Phạm Khánh Ninh (2001), Đỗ Trọng Hưng (2009), Hồ Thị Bích Thuỷ (2011)... Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đánh giá được thực trạng mô hình tập luyện chính khoá, ngoại khoá của các đối tượng nghiên cứu, và từ đó đưa ra các hình thức, giải pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khoá và các mô hình hoạt động CLB nhằm nâng cao thể chất cho HSSV các trường phổ thông và các trường Đại học, Cao đẳng.

Các kết quả nghiên cứu nêu trên của các tác giả đều là những tư liệu hết sức đáng quý trong lĩnh vực GDTC cho học sinh nói riêng và cách thức tổ

chức tập luyện mở rộng cho HSSV các trường Đại học, Cao đẳng nói chung phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng nhu cầu của HSSV hiện nay. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra được mô hình tổ chức tập luyện ngoại khoá trong các trường Đại học không chuyên ngành TDTT. Còn đối với các trường chuyên ngành TDTT, với các đặc thù riêng về chương trình giảng dạy, thời gian biểu, điều kiện cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn... thì chưa phù hợp khi áp dụng các hình thức tổ chức tập luyện ngoại khoá mà kết quả nghiên cứu của các tác giả đã đưa ra.

Thực tế đã ghi nhận,các công trình nghiên cứu kể trên là những đề tài nghiên cứu rất công phu, sâu và có giá trị thực tiễn, góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả của môn học cho học sinh, sinh viên tại địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên lý thuyết cũng chỉ ra rằng, các giải pháp phương pháp muốn phát huy được hiệu quả phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn đặc điểm người học và điều kiện của địa phương. Tuy là các tài liệu quý nhưng không thể cho phép áp dụng một cách máy móc vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Biện pháp nâng cao kết quả học tập môn giáo dục thể chất cho nữ sinh khối ngành tiểu học trường cao đẳng Tuyên Quang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w