Sự khác biệt màu sắc trái quýt Hồng phân theo từng loại trái

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 72)

Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005), cho rằng sự thay đổi chất màu có thể xảy ra trong suốt quá trình phát triển của trái từ trái non đến thành thục và chín cũng như sự mất đi chlorophyll, sự xuất hiện của carotenoid (màu vàng, xanh, đỏ), anthocyanin và nhiều hợp chất amin khác. Qua kết quả ở Bảng 3.27 cho thấy, độ khác biệt màu sắc vỏ trái (E) quýt Hồng BT khác biệt có ý nghĩa so với trái bị chai và trái KĐM ở mức 1%. Độ khác biệt màu sắc vỏ trái (E) của trái KĐM lớn nhất (57,02), kế đến là trái BT (51,28) và thấp nhất là của trái bị chai (27,31). Trong không gian màu chuẩn CIE, giá trị E là một phép tính tổng hợp dựa trên các thông số L*, a* và b*. Khi giá trị L* càng tăng thì màu sắc trên vỏ trái càng sáng, giá trị a* khi chuyển từ âm sang dương thì màu sắc vỏ trái có xu hướng chuyển từ màu xanh lục sang màu đỏ, giá trị b* càng lớn thì vỏ trái càng thể hiện được màu vàng đặc trưng. Do trái bị chai không phát triển được hoặc phát triển rất chậm nên sự khác biệt màu sắc vỏ không nhiều so với giai đoạn trái non, điều này giải thích cho việc E của vỏ trái bị chai thấp hơn rất nhiều so với trái BT và KĐM. Kết quả trên cũng được tìm thấy tương tự như nghiên cứu của Trần Văn Hâu và ctv. (2009), những cây có hiện tượng trái bị chai thường tập trung ở những cây tốt và trồng dày, hay những bờ quýt nằm cặp vườn cây lâu năm hay trái nằm khuất ở dưới tán cây

làm trái bị che rợp, ánh sáng không xuyên qua tán. Do đó, độ khác biệt màu sắc vỏ trái (E) bị chai thấp hơn trái BT và trái KĐM.

Bảng 3.27 Sự khác biệt màu sắc của vỏ trái quýt Hồng phân theo từng loại trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Loại trái Sự khác biệt màu sắc (E) Trái BT 51,28 b

Trái chai 21,31 c Trái KĐM 57,02 a

F **

CV (%) 7,13

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử LSD; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

Hình 3.8 Sự khác biệt màu sắc vỏ trái quýt Hồng BT (a) và trái KĐM (b) dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau

Che 10% ánh sáng Che 20% ánh sáng Che 30% ánh sáng Che 40% ánh sáng Đối chứng (Không che sáng) (a) (b)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)