Quan sát trên cây quýt Hồng, thấy được cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ trái quýt bị KĐM. Có thể nhận dạng đặc điểm bên ngoài của trái có hiện tượng KĐM vào 188 NSĐT, tuy nhiên đến 203 NSĐT thì đặc tính bên trong mới khác biệt so với trái bình thường. Qua phân tích thống kê ở Bảng 3.5 cho thấy, tỉ lệ trái quýt Hồng KĐM khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa năm mức độ che sáng. Tỉ lệ trái bị KĐM ở nghiệm thức đối chứng (30,10%) khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức che 20 - 40% ánh sáng. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004) cho biết, cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến phẩm chất trái, cường độ ánh sáng quá cao làm trái mất nhiều nước. Ngoài ra, theo Ladaniya (2008) trái KĐM có khuynh hướng phát triển khi trái chín hay khi thu hoạch trễ. Tuy nhiên, trong giai đoạn chín của trái nếu không nhận được đầy đủ ánh sáng thì sự phát triển của trái sẽ bị hạn chế, chính điều này cũng dẫn đến hiện tượng khô múi. Tóm lại, các mức độ che sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỉ lệ trái quýt Hồng KĐM trên cây.
Bảng 3.5 Tổng số trái/cây, tỉ lệ trái quýt Hồng bị chai và KĐM trên cây dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Nghiệm thức Tổng số trái/cây Tỉ lệ trái chai (%)
Tỉ lệ trái KĐM (%) Đối chứng (Không che) 212,0 b 2,36 b 30,10 a Che 10% ánh sáng 228,0 b 2,43 b 25,31 ab Che 20% ánh sáng 395,8 ab 2,94 ab 18,16 b Che 30% ánh sáng 441,8 a 3,20 ab 19,32 b Che 40% ánh sáng 448,8 a 3,82 a 19,01 b F * * ** CV (%) 34,66 20,06 19,36
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%