với trái non ở thời điểm 180 NSĐT
Sự thay đổi màu sắc vỏ trái quýt trong quá trình chín được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định thời điểm thu hoạch thích hợp (Liu
et al., 1998 trích bởi Nguyễn Thụy Phương Chánh, 2012). Kết quả đo độ khác biệt màu sắc vỏ trái (E) quýt Hồng BT cho thấy ở các nghiệm thức khác có ý nghĩa ở mức 5%. Độ khác biệt màu sắc vỏ trái (E) bị chai và trái KĐM ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. Độ khác biệt màu sắc vỏ trái (E) BT ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng. Độ khác biệt màu sắc vỏ trái (E) bị chai và trái KĐM ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức che 20%, 30% và 40% ánh sáng. Theo Nguyễn Hoàng Thạnh (2010), vị trí trái trên cây có ảnh hưởng đến độ khác biệt màu sắc vỏ trái, trên tán thì lớn hơn dưới tán. Còn theo Jifon và Syvertsen (2001), màu sắc kém và chậm chuyển màu ở các trái nằm trong tán. Điều này chứng tỏ, cây quýt Hồng bị che rợp, ánh sáng không xuyên qua tán sẽ làm trái có màu sắc không đẹp và ảnh hưởng
đến độ chín của trái. Như vậy, mức độ che sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến độ khác màu vỏ trái quýt Hồng.
Bảng 3.26 Sự khác biệt màu sắc của vỏ trái (E) quýt Hồng dưới sự ảnh hưởng
của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Nghiệm thức che sáng
Độ khác biệt màu sắc của vỏ trái quýt Hồng
Trái BT Trái chai Trái KĐM
Đối chứng (Không che) 54,31 a 23,29 a 62,22 a Che 10% ánh sáng 52,22 ab 23,18 a 60,01 a Che 20% ánh sáng 51,79 abc 20,65 b 57,10 b Che 30% ánh sáng 49,32 bc 20,26 bc 54,14 c Che 40% ánh sáng 48,75 c 19,17 c 51,64 c F * ** ** CV (%) 3,97 3,32 3,00
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%