theo từng loại trái
Quan sát kết quả ở Bảng 3.21 cho thấy, độ Brix (%) thịt trái quýt Hồng BT khác biệt không có ý nghĩa so với trái KĐM. Tuy nhiên, độ Brix (%) thịt trái bị chai khác biệt có ý nghĩa so với trái BT và trái KĐM. Như vậy, độ Brix (%) thịt trái bị chai nhỏ hơn trái BT và trái KĐM do không tích lũy được chất khô. Kết quả này cũng tìm thấy ở kết quả của Trần Văn Hâu và ctv. (2009) trái bị chai có độ Brix (%) giảm và thấp hơn so với trái BT.
Hàm lượng nước trong trái quýt Hồng BT khác biệt có ý nghĩa so với trái bị chai và trái KĐM ở mức 1%. Hàm lượng nước trong thịt trái quýt Hồng BT là cao nhất (82,41%), kế đến là trái KĐM (78,18%) và thấp nhất là trái bị chai (63,85%). Theo Ladaniya (2008), trái bị khô có những khoang chứa dịch đặc lại nên hàm lượng nước trong trái KĐM thấp hơn trái BT. Như vậy, do có hàm lượng nước thấp hơn trái BT nên trái bị chai thường “hơi cứng” và trái KĐM mặc dù có kích thước lớn nhưng “hơi nhẹ”.
Bảng 3.21 Độ Brix (%) thịt trái và hàm lượng nước (%) trong trái quýt Hồng phân theo từng loại trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Loại trái Độ Brix (%) Hàm lượng nước (%)
Trái BT 10,73 a 82,41 a Trái chai 6,79 b 63,85 c Trái KĐM 10,25 a 75,22 b
F ** **
CV (%) 10,14 6,54
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử LSD; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%
3.7.2 Hàm lượng Vitamin C và TA trong thịt trái quýt Hồng 3.7.2.1 Trái quýt Hồng BT
Theo Nguyễn Văn Mười và ctv. (2005), trong trái cây có múi hàm lượng Vitamin C hiện diện với hàm lượng tương đối cao và được tổng hợp rất nhanh trong giai đoạn thuần thục của trái. Khi trái chín quá trình tổng hợp acid giảm nên hàm lượng Vitamin C giảm theo trong khi đó quá trình phân giải các tăng lên nhằm tạo năng lượng cho các hoạt động sống. Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.23 cho thấy hàm lượng Vitamin C trong trái quýt Hồng BT ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình hàm lượng Vitamin C trong thịt trái BT là 45,40 mg/100g. Tóm lại, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến hàm lượng Vitamin C trong thịt trái quýt Hồng BT. Bên cạnh đó, hàm lượng TA trong thịt trái quýt Hồng BT cũng khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức 5%. Trung bình hàm lượng TA trong thịt trái BT là 1,46%. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến hàm lượng TA trong thịt trái quýt Hồng BT.
Bảng 3.22 Hàm lượng Vitamin C (mg/100 g) và TA (%) trong thịt trái quýt Hồng BT dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Nghiệm thức Vitamin C (mg/100 g) Hàm lượng TA (%)
Đối chứng (Không che) 43,45 1,37
Che 10% ánh sáng 49,76 1,52 Che 20% ánh sáng 43,12 1,43 Che 30% ánh sáng 42,98 1,58 Che 40% ánh sáng 47,67 1,41 Trung bình 45,40 1,46 F ns ns CV (%) 18,97 15,32
Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
3.7.2.2 Trái quýt Hồng bị chai
Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.23 cho thấy hàm lượng Vitamin C và hàm lượng TA trong thịt trái quýt Hồng bị chai ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hàm lượng Vitamin C và hàm lượng TA trung bình trong thịt trái bị chai lần lượt là là 62,62 mg/100 g và 1,73%. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến hàm lượng Vitamin C và hàm lượng TA trong thịt trái quýt Hồng bị chai.
Bảng 3.23 Hàm lượng Vitamin C (mg/100 g) và TA (%) trong thịt trái quýt Hồng bị chai dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Nghiệm thức Vitamin C (mg/100 g) Hàm lượng TA (%)
Đối chứng (Không che) 64,70 1,64
Che 10% ánh sáng 61,60 1,75 Che 20% ánh sáng 58,28 1,71 Che 30% ánh sáng 69,10 1,73 Che 40% ánh sáng 59,43 1,81 Trung bình 62,62 1,73 F ns ns CV (%) 23,42 10,01
3.7.2.3 Trái quýt Hồng KĐM
Hàm lượng Vitamin C và hàm lượng TA trong thịt trái quýt Hồng KĐM ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hàm lượng Vitamin C và hàm lượng TA trung bình trong thịt trái KĐM lần lượt là là 60,60 mg/100g và 1,69%. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến hàm lượng Vitamin C và hàm lượng TA trong thịt trái quýt Hồng KĐM.
Bảng 3.24 Hàm lượng Vitamin C (mg/100 g) và TA (%) trong thịt trái quýt Hồng KĐM dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Nghiệm thức Vitamin C (mg/100 g) Hàm lượng TA (%)
Đối chứng (Không che) 55,99 1,62
Che 10% ánh sáng 59,07 1,67 Che 20% ánh sáng 54,19 1,75 Che 30% ánh sáng 67,10 1,68 Che 40% ánh sáng 66,66 1,73 Trung bình 60,60 1,69 F ns ns CV (%) 15,76 13,23
Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.