Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 61)

Theo kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.14 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng BT khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình chiều dài, chiều rộng và độ dày múi lần lượt là 46,71 mm, 28,46 mm và 17,39 mm. Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), phần nội quả bì của trái cây có múi cung cấp phần ăn được bao gồm các múi trái được bao quanh bởi vách mỏng trong suốt. Bên trong vách múi chứa những sợi đa bào (hay còn gọi là tép, lông mập) phát triển và đầy dần dịch nước, chiếm đầy các múi chỉ chừa lại vài khoảng trống cho hạt phát triển. Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi đều tăng trưởng theo đường cong trong quá trình phát triển trái. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến kích thước múi trái quýt Hồng BT.

Bảng 3.14 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng BT dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều dài múi (mm)

Chiều rộng múi (mm)

Độ dày múi (mm)

Đối chứng (Không che) 48,68 29,18 17,70

Che 10% ánh sáng 47,22 29,43 16,61 Che 20% ánh sáng 45,71 27,96 16,87 Che 30% ánh sáng 46,73 28,30 18,25 Che 40% ánh sáng 45,23 27,42 17,51 Trung bình 46,71 28,46 17,39 F ns ns ns CV (%) 4,27 7,02 7,44

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.3.2 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng bị chai

Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.15 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng bị chai khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình chiều dài, chiều rộng và độ dày múi lần lượt là 42,62 mm, 27,01 mm và 16,61 mm. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến kích thước múi trái quýt Hồng bị chai.

Bảng 3.15 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng bị chai dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều dài múi (mm)

Chiều rộng múi (mm)

Độ dày múi (mm)

Đối chứng (Không che) 43,17 26,09 16,48

Che 10% ánh sáng 43,02 27,10 16,81 Che 20% ánh sáng 42,53 27,77 16,92 Che 30% ánh sáng 41,96 29,50 16,60 Che 40% ánh sáng 42,42 24,89 16,26 Trung bình 42,62 27,01 16,61 F ns ns ns CV (%) 4,11 8,20 8,41

3.6.3.3 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng KĐM

Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.16 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng KĐM khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình chiều dài, chiều rộng và độ dày múi lần lượt là 50,11 mm, 30,88 mm và 18,26 mm. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến kích thước múi trái quýt Hồng KĐM.

Bảng 3.16 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng KĐM dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều dài múi (mm)

Chiều rộng múi (mm)

Độ dày múi (mm)

Đối chứng (Không che) 51,99 30,48 18,77

Che 10% ánh sáng 50,17 30,56 17,89 Che 20% ánh sáng 50,53 31,45 18,62 Che 30% ánh sáng 49,24 31,46 18,19 Che 40% ánh sáng 48,63 30,47 17,85 Trung bình 50,11 30,88 18,26 F ns ns ns CV (%) 3,27 7,33 6,83

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)