1.8.1 Trái bị chai
Theo Trần Văn Hâu và ctv. (2009) như sau: bóp nhẹ vào vỏ trái thấy hơi bị cứng so trái bình thường vỏ trái sẽ mềm. Vỏ trái quýt bị chai thường không bóng và láng như trái bình thường mà nhìn kỹ có thể thấy vỏ trái hơi nhám, túi dầu hơi thô. Trái bị chai sẽ không thể chuyển sang giai đoạn chín, vỏ trái vẫn còn màu xanh hơi cứng, tất cả các múi quýt bị khô. Theo Nguyễn Thụy Phương Chánh (2011), hiện tượng trái bị “chai” có thể xuất hiện vào thời điểm 118 NSĐT. Theo Nguyễn Hiếu Nhẫn (2011) và Lê Thanh Liêm (2012), mật độ trồng dày thì tỉ lệ trái chai nhiều hơn mật độ trồng thưa và tỉ lệ trái chai trong tán cao hơn ngoài tán do trái nhận được ít ánh sáng hơn.
Hình 1.2 Hiện tượng trái quýt Hồng bị chai. Đến giai đoạn trưởng thành nhưng trái quýt không lớn và vẫn giữ màu xanh, rất chậm hay không chuyển
sang màu vàng, trái quýt hơi cứng (Trần Văn Hâu và ctv., 2009)
1.8.2 Trái khô đầu múi (KĐM)
Trái bị KĐM theo mô tả của Trần Văn Hâu và ctv. (2009) như sau: trái quýt bị KĐM là trái có múi quýt bị khô một phần, nửa múi hay cả múi quýt. Trái quýt có hiện tượng KĐM thường là trái có kích thước lớn, phía trên cuống nhô lên, tạo thành những nếp nhăn, trái quýt hơi bị nhẹ.
Thời điểm KĐM được phát hiện tùy theo mùa vụ nhưng theo các nghiên cứu trước đây thì hiện tượng này xuất hiện vào giai đoạn trái trưởng thành. Theo Nguyễn Thụy Phương Chánh (2012), có thể nhận dạng đặc điểm bên ngoài của trái có hiện tượng khô đầu múi vào 188 NSĐT, tuy nhiên đến 203 NSĐT thì đặc tính bên trong mới khác biệt so với trái thường.
Hình 1.3 Hiện tượng trái quýt Hồng bị KĐM. (a) Trái quýt Hồng bị khô do nhận được quá ít ánh sáng; (b) Trái quýt Hồng bị khô do nhận được quá nhiều ánh sáng hoặc do thu hoạch trễ
1.8.3 Các yếu tố liên quan đến hiện tượng khô múi
Hiện tượng khô múi được ghi nhận là trở ngại lớn cho sản xuất quýt Fremont ở các tỉnh phía Bắc của Thái Lan như Chiang Mai, Phrae và Nan (Boonyakiat và Yantarasri, 2001). Đây là nguyên nhân làm giảm chất lượng và gây ra thiệt hại lớn cho người nông dân. Hiện tượng khô múi được cho là bị ảnh hưởng bởi tuổi cây, kích thước trái, năng suất của cây, thời gian thu hoạch và phân bón (Burns et al., 1998, trích dẫn bởi Boonyakiat và Yantarasri, 2001).
Theo kết quả điều tra của Trần Văn Hâu và ctv. (2009), hiện tượng KĐM trên trái quýt Hồng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do cây không đủ ánh sáng, cây còn tơ, cây sinh trưởng mạnh nhưng năng suất thấp. Ngoài ra kỹ thuật bón phân, mùa vụ, thời tiết (nhiệt độ lạnh trong quá trình trái trưởng thành) và thừa nước trong giai đoạn trái trưởng thành cũng ảnh hưởng đến hiện tượng KĐM trên trái quýt Hồng. Tổng hợp các yếu tố liên quan và biện pháp khắc phục hiện tượng khô múi được tóm lược trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng khô đầu múi trên trái Quýt Hồng theo ý kiến của nông dân được điều tra (%) tại Lai Vung, Đồng Tháp.
TT Nguyên nhân Tỉ lệ
(%) Khắc phục
1 Cây tơ (2 – 3 năm tuổi), ít trái 12 Ít bón phân N, cho trái nhiều
2 Bón phân không cân đối 2 Bón phân cân đối N,P,K
3 Mùa vụ 1
4 Thời tiết (nhiệt độ lạnh giai đoạn
trái trưởng thành) 1 Không khắc phục được
5 Thừa nước giai đoạn trái trưởng
thành (tháng 9 âl) 2 Không tưới thừa nước
6 Thiếu ánh sáng 70 Cắt bỏ những cành khuất
7 Cây quá tốt và trái ít 12 Ít bón N, cho nhiều trái
Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thí nghiệm được thực hiện tại vườn quýt Hồng của ông Nguyễn Hữu Hớn thuộc xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Từ tháng 09/2012 đến tháng 02/2013 và phân tích các chỉ tiêu phẩm chất trái trong phòng thí nghiệm của Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng – trường Đại học Cần Thơ.
Đặc điểm vườn ông Nguyễn Hữu Hớn được thiết kế liếp rộng 3,5 - 4 m, mương rộng 2,0 - 2,5 m, độ sâu mương 1,3 - 1,5 m, chiều cao của mặt liếp so với mực nước cao nhất trong năm 0,7 - 0,8 m.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
* Giống: quýt Hồng 8 - 10 năm tuổi, được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, trồng với mật độ 2,5 - 3,0 m x 2,5 - 3,0 m, có độ đồng đều về sinh trưởng, không có biểu hiện bất thường hay sâu bệnh, được chăm sóc trong cùng điều kiện và đang cho trái.
* Mẫu thí nghiệm: Lá và trái quýt Hồng.
* Hóa chất thí nghiệm:
- 2,6 diclorophenol indophenol 99% (Trung Quốc). - HCl đậm đặc 29%.
- Axit oxalic 98% dạng bột (Trung Quốc). - Phenolphtalein.
- NaOH.
- Và các hóa chất phân tích mẫu khác.
* Dụng cụ:
- Máy sấy hiệu Sibata (Nhật Bản). - Khúc xạ kế Atago (Nhật Bản).
- Máy đo màu Color Reader CR10 hiệu Konika Minolta (Nhật Bản). - Máy đo cường độ ánh sáng Lux meter (Đài Loan).
2.2 Phương pháp 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm có năm nghiệm thức, được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn lần lặp lại mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Nghiệm thức của thí nghiệm là các mức độ che sáng, các nghiệm thức được liệt kê như sau:
- Nghiệm thức 1: Đối chứng (Không che). - Nghiệm thức 2: Che sáng 10% ánh sáng. - Nghiệm thức 3: Che sáng 20% ánh sáng. - Nghiệm thức 4: Che sáng 30% ánh sáng. - Nghiệm thức 5: Che sáng 40% ánh sáng.
Vật liệu che sáng: Lưới nylon với các mức độ che từ 10% - 40% ánh sáng, có xuất sứ từ Thái Lan.
Cách che sáng: Lưới che ở phần trên của cây với các cột chống bằng tre và được căng ra bằng dây kẽm để giữ lưới che. Độ cao từ 6,0 - 7,0 m.
Hình 2.1 Cây quýt Hồng trong thí nghiệm được che bớt ánh sáng
2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi 2.2.2.1 Số liệu khí tượng 2.2.2.1 Số liệu khí tượng
Số liệu khí tượng được thu thập tại Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Đồng Tháp bao gồm nhiệt độ trung bình, số giờ nắng trung bình, độ ẩm trung bình và lượng mưa trung bình trong thời gian thí nghiệm.
Nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm dao động từ 26,1 - 28,6
o
C, đây được xem là khoảng nhiệt độ rất thích hợp cho sự phát triển của các loại cây thuộc họ cam quýt (23 - 29oC).
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Đồng Tháp)
Hình 2.2 Biểu đồ nhiệt độ trung bình/tháng và số giờ nắng trung bình/ngày tại tỉnh Đồng Tháp từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012
Tổng lượng mưa trong năm 2012 là 1.430,1 mm thấp hơn so với nhu cầu của cây quýt vào khoảng 1.500 - 2.000 mm/năm. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 4 và lượng mưa cao nhất trong năm vào tháng 7 đạt 353 mm. Độ ẩm trung bình từ 78 – 86% thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cam quýt.
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Đồng Tháp)
Hình 2.3 Biểu đồ độ ẩm trung bình/tháng và lượng mưa trung bình/tháng tại tỉnh Đồng Tháp từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012 20 22 24 26 28 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng N h iệ t đ ộ t ru n g b ìn h /t h á n g ( o C) 4 6 8 10 G iờ n ắn g t ru n g b ìn h /n g ày ( g iờ ) Nhiệt độ Số giờ nắng 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Đ ộ ẩ m t ru n g b ìn h /t h á n g ( % ) 0 100 200 300 400 L ư ợ n g m ư a tr u n g b ìn h /t h án g ( m m ) Độ ẩm Lượng mưa
2.2.2.2 Cường độ ánh sáng
Bắt đầu đo khi trái chuyển qua giai đoạn phát triển nhanh (khoảng 155 ngày sau đậu trái) đến giai đoạn trước khi thu hoạch, 15 ngày/lần. Đo ở 5 vị trí (một ở giữa và bốn điểm xung quanh tán cây). Thời điểm đo được thống nhất trong một thời điểm nhất định trong ngày (11 - 12 giờ trưa).
2.2.2.3 Đặc tính nông học
Chiều cao cây, đường kính tán, chu vi gốc thân. Đo hai lần lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm.
- Chiều cao cây: Đo từ mặt mô đất tại gốc cây đến đọt có vị trí cao nhất. - Đường kính tán cây: Đo ở hai vị trí thẳng góc nhau sau đó lấy giá trị trung bình.
- Chu vi gốc: Đo ở độ cao 10 cm so với mặt đất.
2.2.2.4 Ghi nhận đặc điểm sinh trưởng của cây
- Thời điểm ra đọt.
- Tỉ lệ ra đọt của từng đợt: đếm tổng số cành cấp 1 của cây và số cành cấp 1 ra đọt để tính tỉ lệ cành cấp 1 ra đọt.
- Chọn 3 cành cùng cấp/cây ngẫu nhiên xung quanh tán để xác định chiều dài và số lá của đọt.
2.2.2.5 Đặc điểm sinh hóa trong lá
Phân tích hai lần, khi bắt đầu thí nghiệm và khi thu hoạch. Thông qua mẫu lá, tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau:
- Hàm lượng đường tổng số (%). - Hàm lượng tinh bột tổng số (%). - Tỉ lệ C/N.
2.2.2.6 Năng suất và thành phần năng suất
- Tổng số trái/cây.
- Tỉ lệ trái KĐM/cây (%). - Tỉ lệ trái chai/cây (%).
- Xác định khối lượng trái, khối lượng vỏ, độ dày vỏ, kích thước trái (chiều cao và đường kính trái), chiều dài múi, chiều rộng múi, độ dày múi của 3 loại trái bình thường, chai và KĐM.
2.2.2.7 Phẩm chất trái
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau với ba loại trái bình thường, chai và KĐM.
- Độ Brix (%).
- Hàm lượng acid trong dịch trái - TA (g/l). - Hàm lượng nước trong con tép (%).
- Hàm lượng Vitamin C trong trái (mg/100 g thịt trái). - Màu sắc vỏ trái.
2.2.3 Phương pháp thu mẫu 2.2.3.1 Mẫu lá 2.2.3.1 Mẫu lá
Mẫu lá được thu hai lần (thời điểm 210 NSĐT và lúc thu hoạch) ngẫu nhiên ở những cành đang mang trái (30 lá/cây), sau đó đem về phòng thí nghiệm của Bộ môn Khoa Học Cây Trồng - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng - trường Đại học Cần Thơ. Sấy lá ở nhiệt độ 65oC cho đến khi khối lượng lá không đổi. Đem lá đi xay nhuyễn bằng máy để tiến hành phân tích.
2.2.3.2 Mẫu trái
Thu mỗi cây trong thí nghiệm ba loại trái: trái BT, trái chai và trái KĐM (mỗi loại thu 3 trái/cây) vào thời điểm thu hoạch để tiến hành phân tích các chỉ tiêu năng suất và phẩm chất trái.
2.2.4 Phương pháp phân tích 2.2.4.1 Độ Brix 2.2.4.1 Độ Brix
Đo độ Brix trực tiếp bằng khúc xạ kế ATAGO.
Mỗi trái lấy 1 múi cho vào kẹp, ép lấy nước sau đó nhỏ trực tiếp vào khúc xạ kế để đo độ Brix (%).
2.2.4.2 Hàm lượng acid trong dịch trái - TA
Cân 2 g mẫu đem nghiền nhỏ với nước cất đủ 50 ml và sau đó rút 2 ml dung dịch mẫu để yên trong 10 phút. Tiếp sau đó, lấy 1 ml nước trong của mẫu và 9 ml nước cất đem định lượng. Cho vào 3 giọt phenoltalein, lắc đều, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,01N cho đến khi có màu hồng nhạt bền vững. Phân tích lặp lại 3 lần. Mẫu đối chứng là 10 ml nước cất.
Công thức tính:
Trong đó :
Vf : thể tích NaOH chuẩn độ của mẫu trái (ml) Vo : thể tích NaOH chuẩn độ mẫu Blank (ml) 0,01: số mol NaOH (N)
Vn: thể tích nước cất (ml) Vm: thể tích mẫu thử (ml) W : trọng lượng mẫu (g) K : Hệ số acid (K = 0,064)
2.2.4.3 Hàm lượng nước trong con tép (%)
Hàm lượng nước trong con tép được xác định bằng phương pháp sấy khô, được tiến hành như sau: đĩa petri được rửa sạch sấy khô rồi đem cân được khối lượng W0. Sau đó cho mẫu vào đĩa và cân được khối lượng tươi của mẫu (W1), để cho mẫu khô nhanh cắt nhỏ mẫu ra. Mẫu được sẫy ở 60oC trong 48 giờ và được làm nguội bằng bình hút ẩm trong 25 - 30 phút. Đem mẫu đi cân dược trọng lượng khô (W2). Để chắc là mẫu đã khô, đem mẫu lại tủ sấy tiếp 30 phút, lấy ra để nguội ở bình hút ẩm và cân lại như trên cho đến khi khối lượng không đổi.
Công thức tính:
Trong đó:
H (%): Hàm lượng nước trong con tép. W0: khối lượng đĩa (g).
W1: khối lượng đĩa và mẫu tươi (g). W2: khối lượng đĩa và mẫu khô (g).
n m f V V W W K V V TA / 100 01 , 0 0 100 ) ( ) ( (%) 0 1 2 1 W W W W H
2.2.4.4 Định lượng Vitamin C (mg/100 g)
Hàm lượng Vitamin C trong thịt trái được định lượng theo phương pháp của Murin (1990, trích bởi Nguyễn Minh Chơn và ctv., 2005). Phương pháp được tóm lược như sau:
Cân khoảng 3 g mẫu cho vào cối sứ cùng với 20 ml HCl 1% tiến hành nghiền nát mẫu, sau đó lên thể tích 100 ml với acid oxalic 1%, lắc kỹ và để yên dung dịch mẫu trong 10 phút. Kế đó lọc và lấy 10ml dịch lọc đem chuẩn độ với dung dịch 2,6 diclorophenol indophenol 0,001N cho đến khi thấy xuất hiện màu phớt hồng bền sau 1 phút thì ngưng quá trình chuẩn độ, đọc thể tích dung dịch 2,6-diclorophenol indophenol 0,001N đã sử dụng. Phân tích lặp lại ba lần. Mẫu đối chứng lấy 2 ml acid HCl 1% và 8 ml acid oxalic 1% đem chuẩn độ giống như trên.
Công thức tính:
Trong đó:
a: số ml trung bình khi chuẩn mẩu vật
b: số ml trung bình khi chuẩn mẫu đối chứng V1: thể tích dung dịch chiết ban đầu (100 ml)
V2: thể tích dung dịch chiết lấy để chuẩn độ (10 ml) m: trọng lượng mẫu cân lúc đầu (g)
0,088: số mg acid ascorbic tương đương với 1ml dung dịch chuẩn độ 2,6 – diclorophenol indophenol.
2.2.4.5 Màu sắc vỏ trái
Dùng phần mềm Photoshop CS3 đo mẫu theo các giá trị L*, a*, b* của hệ thống CIE. Đo 3 điểm, sau đó thực hiện tính toán theo công thức:
E ab = [ (L*)2 + (a*)2 + (b*)2]1/2 Trong đó:
L* = L - L*t a* = a - a*t b* = b - b*t
L* biểu thị độ sáng, L* càng cao thì độ sáng càng cao.
100 088 , 0 ) ( ) 100 / ( 2 1 m V V b a g mg X
a*, b* biểu thị màu sắc vỏ ở thời điểm đo (đọc trên máy). L*t, a*t, b*t : màu chuẩn ban đầu.
L*t = 39,00 a*t = - 22,33 b*t = 35,67
2.2.4.6 Đường tổng số (%)
Đường tổng số được trích và đo theo phương pháp phenol-sulfuric (Dubois et al., 1956).
Đường tổng số được trích và đo theo phương pháp phenol-sulfuric (Dubois et al., 1956). Phương pháp được tiến hành như sau:
Lấy 2 - 3 g mẫu lá sấy khô cho vào 10 ml methanol 90% đun cách thủy ở nhiệt độ 70 - 900C để trích đường , sau đó trích với methanol 80% thực hiện hai lần. Lọc qua giấy lọc lấy dịch trích, cho bay hơi đến cạn khô. Pha loãng với nước cất 50 ml để thực hiện phản ứng màu với phenol 5% và acid suphuric đậm đặc. Tỷ lệ đường, phenol 5%, và acid suphuric đậm đặc là 1:1:5, Xác định độ hấp phụ ở bước sóng 490 nm bằng quang phổ khế Shimazu UV- 1201V. Hàm lượng đường trong mẫu được tính dựa vào đường chuẩn glucose ở các nồng độ 1, 2, 3, 4 và 5 ppm.
Ở mẫu đối chứng, 1 ml dịch trích ly được thay bằng 1 ml nước cất. Dựa vào đường chuẩn glucose để tính ra hàm lượng đường tổng số có trong mẫu.
Công thức tính: (%) Đường = v W hspl V b a 1000 100 1 Trong đó:
a: mg đường của mẫu đo được
b: mg đường của mẫu đối chứng (blank) V1: Thể tích dịch trích ly của đường (50 ml) v: thể tích dịch pha loãng đem đo (2,5 ml)
Hspl: Hệ số pha loãng (2,5 mL dịch trích ly/50 m nước cất) (20 lần). W (g): Trọng lượng mẫu phân tích.