theo từng loại trái
Theo kết quả phân tích ở Bảng 3.9 cho thấy, khối lượng của ba loại trái khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. Trái bị chai có khối lượng nhỏ nhất, kế đến là trái KĐM và trái BT có khối lượng lớn nhất. Theo Trần Văn Hâu và ctv. (2009), trái quýt có hiện tượng KĐM thường là trái có kích thước lớn, phía trên cuống nhô lên, tạo thành những nếp nhăn, trái quýt hơi bị nhẹ do hàm lượng nước bên trong trái giảm. Kết quả cũng được tìm thấy tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thụy Phương Chánh (2012), trái quýt Hồng BT có khối lượng lớn hơn trái bị chai và KĐM do có hàm lượng nước trong trái cao hơn. Khối lượng vỏ, độ dày vỏ của trái BT và trái chai khác biệt không ý nghĩa nhưng khác biệt có ý nghĩa so với trái KĐM. Điều này giống như mô tả của Ladaniya (2008), trái bị khô có phần trăm vỏ quả cao hơn trái BT. Như vậy, trái quýt Hồng KĐM có khối lượng vỏ và độ dày vỏ lớn hơn trái BT và trái chai, nhưng có khối lượng trái nhỏ hơn trái quýt BT.
Bảng 3.9 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ của trái quýt Hồng phân theo từng loại trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Loại trái Khối lượng trái
(g) Khối lượng vỏ (g) Độ dày vỏ (mm) Trái BT 212,84 a 22,36 b 1,97 b Trái chai 156,60 c 20,77 b 2,02 b Trái KĐM 194,30 b 27,55 a 2,16 a
F ** ** **
CV (%) 11,75 17,29 9,26
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử LSD; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%