Brix thịt trái và hàm lượng nước trong trái quýt Hồng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 64)

3.7.1.1 Trái quýt Hồng BT

Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.18 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến độ Brix thịt trái và hàm lượng nước trong trái quýt Hồng BT khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình độ Brix thịt trái và hàm lượng nước trong trái lần lượt là 10,73% và 82,41%. Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), tùy vào giai đoạn chín của trái mà hàm lượng đường trong trái cây có múi tăng lên, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào điều kiện canh tác. Theo Muhamad et al. (2007, trích bởi Hồ Phương Uyên, 2011), cho rằng nếu tán lá bị che phủ làm lá nhận ít ánh sáng sẽ cho phẩm chất trái quýt Hồng giảm so với trái nhận được đầy đủ ánh sáng. Ngoài ra, độ Brix của trái còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của cây và vị trí trái trên cây.

(b) (a)

Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (2005) nước là dung môi cần thiết cho sự hòa tan, tổng hợp các dưỡng chất cần thiết bên trong trái. Giai đoạn đầu phát triển về kích thước và khối lượng, cùng với đó là sự tích lũy nước bên trong trái. Nhưng giai đoạn sắp thu hoạch hàm lượng nước lại giảm dần là do hàm lượng các chất dinh dưỡng trong trái đã giảm, trái bắt đầu mất nước và khô lại. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến độ Brix thịt trái và hàm lượng nước trong trái quýt Hồng BT.

Bảng 3.18 Độ Brix (%) thịt trái và hàm lượng nước (%) trong trái quýt Hồng BT trên cây dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Độ Brix (%) Hàm lượng nước (%)

Đối chứng (Không che) 10,73 78,48

Che 10% ánh sáng 11,75 79,64 Che 20% ánh sáng 10,18 83,72 Che 30% ánh sáng 10,94 83,97 Che 40% ánh sáng 10,05 86,23 Trung bình 10,73 82,41 F ns ns CV (%) 12,05 6,01

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.7.1.2 Trái quýt Hồng bị chai

Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.19 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến độ Brix thịt trái và hàm lượng nước trong trái quýt Hồng bị chai khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình độ Brix thịt trái và hàm lượng nước trong trái lần lượt là 6,79% và 63,85%. Trái quýt bị chai là những trái không phát triển hoặc phát triển rất chậm nên khả năng tích lũy nước kém làm cho độ Brix và hàm lượng nước trong trái không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến độ Brix thịt trái và hàm lượng nước trong trái quýt Hồng bị chai.

Bảng 3.19 Độ Brix (%) thịt trái và hàm lượng nước (%) trong trái quýt Hồng bị chai trên cây dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Độ Brix (%) Hàm lượng nước (%)

Đối chứng (Không che) 7,05 64,49

Che 10% ánh sáng 7,39 65,81 Che 20% ánh sáng 6,71 61,96 Che 30% ánh sáng 6,73 68,08 Che 40% ánh sáng 6,05 58,94 Trung bình 6,79 63,85 F ns ns CV (%) 8,20 8,81

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.7.1.3 Trái quýt Hồng KĐM

Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.20 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến độ Brix thịt trái và hàm lượng nước trong trái quýt Hồng KĐM khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình độ Brix thịt trái và hàm lượng nước trong trái KĐM lần lượt là 10,25% và 75,22%. Còn theo Ladaniya (2008) cho rằng hiện tượng KĐM xuất hiện trong giai đoạn trước khi thu hoạch do sự gián đoạn chế độ nước trong tế bào trái gây ra dẫn đến sự mất nước trong trái. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, sự tích lũy nước diễn ra chậm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển trái dẫn đến hiện tượng KĐM. Còn trong điều kiện ánh sáng quá nhiều, trái dễ bị nám hoặc phát triển nhanh hơn so với trái BT nhưng do chưa đến thời điểm thu hoạch nên trái bị treo lâu trên cành dẫn đến múi bị khô. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến độ Brix thịt trái và hàm lượng nước trong trái quýt Hồng KĐM.

Bảng 3.20 Độ Brix (%) thịt trái và hàm lượng nước (%) trong trái quýt Hồng KĐM trên cây dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Độ Brix (%) Hàm lượng nước (%)

Đối chứng (Không che) 10,51 73,19

Che 10% ánh sáng 10,91 76,12 Che 20% ánh sáng 10,00 76,75 Che 30% ánh sáng 10,13 75,90 Che 40% ánh sáng 9,68 76,12 Trung bình 10,25 75,22 F ns ns CV (%) 7,68 5,04

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)