Quá trình khảo sát, có thể quan sát được cường độ ánh sáng càng cao thì kích thước trái quýt Hồng càng lớn. Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.10 cho thấy, chỉ đường kính trái quýt Hồng BT khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% còn chiều cao trái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở năm mức độ che sáng. Trung bình chiều cao trái quýt Hồng BT ở các mức độ che sáng là 5,18 cm. Đường kính trái ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng. Theo Louis (2008), ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển trái. Ngoài ra, ánh sáng còn có tác dụng kích thích quá trình hô hấp thúc đẩy quá trình chín của trái, do đó khi cây bị che bớt đi ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của trái. Điều này chứng tỏ, sự phát triển kích thước trái về chiều cao và đường kính không có sự đồng nhất với nhau, chiều cao trái đạt kích thước cực đại trước đường kính trái. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến chiều cao trái nhưng ảnh hưởng đến đường kính trái quýt Hồng BT.
Bảng 3.10 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng BT dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Nghiệm thức Chiều cao trái (cm) Đường kính trái (cm) Đối chứng (Không che) 5,32 8,07 a
Che 10% ánh sáng 5,30 7,75 ab Che 20% ánh sáng 5,14 7,83 ab Che 30% ánh sáng 5,06 7,50 b Che 40% ánh sáng 5,08 7,56 b Trung bình 5,18 - F ns * CV (%) 3,00 2,89
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.