Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng KĐM

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 59)

Theo kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.12 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều cao và đường kính trái quýt Hồng bị KĐM khác biệt có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 5% và 1%. Chiều cao trái ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng. Tương tự, ở nghiệm thức đối chứng đường kính trái khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng. Điều này cho thấy, ánh sáng là nguồn năng lượng quan trọng cho quá trình quang hợp nhằm tạo ra các dinh dưỡng cơ bản cho cây phát triển và sự phát triển của trái, do đó việc thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quang hợp của cây và quá trình hô hấp của trái làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trái. Tóm lại, các mức độ che sáng ảnh hưởng rõ rệt đến kích thước trái quýt Hồng KĐM.

Bảng 3.12 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng KĐM dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều cao trái (cm) Đường kính trái (cm) Đối chứng (Không che) 5,62 a 8,30 a

Che 10% ánh sáng 5,51 ab 8,28 a Che 20% ánh sáng 5,31 ab 7,96 ab Che 30% ánh sáng 5,24 b 7,89 b Che 40% ánh sáng 5,20 b 7,52 c F * ** CV (%) 3,72 2,80

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)