Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 54)

3.6.1.1 Trái quýt Hồng BT

Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy, khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng BT khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở năm mức độ che sáng. Trung bình khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng BT lần lượt là 212,84 g, 22,36 g và 1,97 mm. Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ tương đối đồng đều ở các nghiệm thức là do nhà vườn có kinh nghiệm canh tác lâu năm nên đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng và sinh khối cây đủ tích lũy cho sự phát triển của trái. Mặt khác, vì đây là những trái phát triển bình thường nên sẽ không có sự khác biệt quá lớn về các chỉ tiêu trên. Tóm lại, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng BT.

Bảng 3.6 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng BT dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Khối lượng trái (g)

Khối lượng vỏ (g)

Độ dày vỏ (mm)

Đối chứng (Không che) 218,44 23,75 2,02

Che 10% ánh sáng 202,93 24,03 2,05 Che 20% ánh sáng 201,64 21,30 1,95 Che 30% ánh sáng 226,35 22,07 1,97 Che 40% ánh sáng 214,86 20,63 1,88 Trung bình 212,84 22,36 1,97 F ns ns ns CV (%) 15,55 10,31 5,08

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.1.2 Trái quýt Hồng bị chai

Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng bị chai khác biệt không có ý nghĩa ở năm nghiệm thức (Bảng 3.7). Trung bình khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng bị chai lần lượt là 156,60 g, 20,77 g và 2,02 mm. Trái quýt bị chai là những trái không phát triển được hoặc phát triển rất chậm so với trái BT nên dẫn đến sự khác biệt không có ý

nghĩa giữa các nghiệm thức. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt bị chai.

Bảng 3.7 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng bị chai dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Khối lượng trái (g)

Khối lượng vỏ (g)

Độ dày vỏ (mm)

Đối chứng (Không che) 162,22 25,45 1,94

Che 10% ánh sáng 140,80 19,08 2,30 Che 20% ánh sáng 166,95 21,38 2,00 Che 30% ánh sáng 153,33 19,35 1,99 Che 40% ánh sáng 159,67 18,59 1,87 Trung bình 156,60 20,77 2,02 F ns ns ns CV (%) 13,46 23,33 10,33

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.1.3 Trái quýt Hồng KĐM

Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy, khối lượng trái và độ dày vỏ trái quýt Hồng KĐM khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở năm mức độ che sáng. Trung bình khối lượng trái và độ dày vỏ trái quýt Hồng KĐM lần lượt là 194,30 g và 2,16 mm. Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.8 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng lên khối lượng vỏ trái quýt Hồng KĐM khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Khối lượng vỏ trái ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức che 20% và 40% ánh sáng. Tóm lại, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến khối lượng trái và độ dày vỏ trái nhưng làm ảnh hưởng đến khối lượng vỏ trái quýt Hồng KĐM.

Bảng 3.8 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng KĐM dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Khối lượng trái (g)

Khối lượng vỏ

(g) Độ dày vỏ (mm) Đối chứng (Không che) 196,76 33,11 a 2,30 Che 10% ánh sáng 188,89 27,92 ab 2,26 Che 20% ánh sáng 190,34 24,85 b 2,07 Che 30% ánh sáng 199,68 27,86 ab 2,04 Che 40% ánh sáng 195,82 24,00 b 2,11 Trung bình 194,30 - 2,16 F ns * ns CV (%) 7,73 12,04 9,26

Ghi chú: *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.1.4 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng phân theo từng loại trái theo từng loại trái

Theo kết quả phân tích ở Bảng 3.9 cho thấy, khối lượng của ba loại trái khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. Trái bị chai có khối lượng nhỏ nhất, kế đến là trái KĐM và trái BT có khối lượng lớn nhất. Theo Trần Văn Hâu và ctv. (2009), trái quýt có hiện tượng KĐM thường là trái có kích thước lớn, phía trên cuống nhô lên, tạo thành những nếp nhăn, trái quýt hơi bị nhẹ do hàm lượng nước bên trong trái giảm. Kết quả cũng được tìm thấy tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thụy Phương Chánh (2012), trái quýt Hồng BT có khối lượng lớn hơn trái bị chai và KĐM do có hàm lượng nước trong trái cao hơn. Khối lượng vỏ, độ dày vỏ của trái BT và trái chai khác biệt không ý nghĩa nhưng khác biệt có ý nghĩa so với trái KĐM. Điều này giống như mô tả của Ladaniya (2008), trái bị khô có phần trăm vỏ quả cao hơn trái BT. Như vậy, trái quýt Hồng KĐM có khối lượng vỏ và độ dày vỏ lớn hơn trái BT và trái chai, nhưng có khối lượng trái nhỏ hơn trái quýt BT.

Bảng 3.9 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ của trái quýt Hồng phân theo từng loại trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Loại trái Khối lượng trái

(g) Khối lượng vỏ (g) Độ dày vỏ (mm) Trái BT 212,84 a 22,36 b 1,97 b Trái chai 156,60 c 20,77 b 2,02 b Trái KĐM 194,30 b 27,55 a 2,16 a

F ** ** **

CV (%) 11,75 17,29 9,26

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử LSD; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

3.6.2 Kích thước trái quýt Hồng

3.6.2.1 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng BT

Quá trình khảo sát, có thể quan sát được cường độ ánh sáng càng cao thì kích thước trái quýt Hồng càng lớn. Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.10 cho thấy, chỉ đường kính trái quýt Hồng BT khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% còn chiều cao trái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở năm mức độ che sáng. Trung bình chiều cao trái quýt Hồng BT ở các mức độ che sáng là 5,18 cm. Đường kính trái ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng. Theo Louis (2008), ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển trái. Ngoài ra, ánh sáng còn có tác dụng kích thích quá trình hô hấp thúc đẩy quá trình chín của trái, do đó khi cây bị che bớt đi ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của trái. Điều này chứng tỏ, sự phát triển kích thước trái về chiều cao và đường kính không có sự đồng nhất với nhau, chiều cao trái đạt kích thước cực đại trước đường kính trái. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến chiều cao trái nhưng ảnh hưởng đến đường kính trái quýt Hồng BT.

Bảng 3.10 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng BT dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều cao trái (cm) Đường kính trái (cm) Đối chứng (Không che) 5,32 8,07 a

Che 10% ánh sáng 5,30 7,75 ab Che 20% ánh sáng 5,14 7,83 ab Che 30% ánh sáng 5,06 7,50 b Che 40% ánh sáng 5,08 7,56 b Trung bình 5,18 - F ns * CV (%) 3,00 2,89

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.2.2 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng bị chai

Theo Nguyễn Thụy Phương Chánh (2012), hiện tượng trái bị “chai” có thể xuất hiện bên trong trái vào thời điểm 118 ngày SĐT, nhưng chỉ có thể phát hiện được chính xác ở giai đoạn chín của trái thông qua hiện tượng trái không chuyển màu và hơi cứng. Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.11 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều cao và đường kính trái quýt Hồng bị chai khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Do hiện tượng trái bị chai xuất hiện khá sớm nên quá trình phát triển của loại trái này rất chậm hoặc không có sự phát triển dẫn đến không có sự khác biệt về kích thước trái giữa các nghiệm thức. Trung bình chiều cao và đường kính trái bị chai lần lượt là 4,66 cm và 6,87 cm. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến kích thước trái quýt Hồng bị chai.

Bảng 3.11 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng bị chai dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều cao trái (cm) Đường kính trái (cm)

Đối chứng (Không che) 4,66 6,86

Che 10% ánh sáng 4,69 6,88 Che 20% ánh sáng 4,75 7,02 Che 30% ánh sáng 4,61 6,75 Che 40% ánh sáng 4,60 6,83 Trung bình 4,66 6,87 F ns ns CV (%) 6,43 4,12

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.2.3 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng KĐM

Theo kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.12 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều cao và đường kính trái quýt Hồng bị KĐM khác biệt có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 5% và 1%. Chiều cao trái ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng. Tương tự, ở nghiệm thức đối chứng đường kính trái khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng. Điều này cho thấy, ánh sáng là nguồn năng lượng quan trọng cho quá trình quang hợp nhằm tạo ra các dinh dưỡng cơ bản cho cây phát triển và sự phát triển của trái, do đó việc thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quang hợp của cây và quá trình hô hấp của trái làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trái. Tóm lại, các mức độ che sáng ảnh hưởng rõ rệt đến kích thước trái quýt Hồng KĐM.

Bảng 3.12 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng KĐM dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều cao trái (cm) Đường kính trái (cm) Đối chứng (Không che) 5,62 a 8,30 a

Che 10% ánh sáng 5,51 ab 8,28 a Che 20% ánh sáng 5,31 ab 7,96 ab Che 30% ánh sáng 5,24 b 7,89 b Che 40% ánh sáng 5,20 b 7,52 c F * ** CV (%) 3,72 2,80

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

3.6.2.4 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng phân theo từng loại trái

Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.13 cho thấy, chiều cao và đường kính trái quýt Hồng xét theo phân loại trái khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. Trong đó, chiều cao và đường kính trái chai là nhỏ nhất kế đến là trái BT và trái KĐM có chiều cao và đường kính trái lớn nhất. Từ kết quả trên có thể nhận thấy, trong quá trình phát triển chiều cao và đường kính trái, trái chai tăng trưởng về đường kính với tốc độ rất chậm hoặc không tăng trưởng và không tăng trưởng về chiều cao trái. Trong khi đó, trái KĐM vẫn duy trì sự tăng trưởng kích thước cho đến khi thu hoạch và có kích thước lớn hơn trái BT. Theo Ritennour et al. (2004) cho biết, trái có kích thước lớn và trái phát triển quá nhanh là một trong những yếu tố dẫn đến hiện tượng KĐM. Như vậy, trái quýt Hồng KĐM có kích thước lớn hơn trái BT và trái chai.

Bảng 3.13 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng phân theo từng loại trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Loại trái Chiều cao trái (cm) Đường kính trái (cm) Trái BT 5,18 b 7,74 b Trái chai 4,66 c 6,87 c Trái KĐM 5,37 a 7,99 a

F ** **

CV (%) 3,69 4,05

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử LSD; **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

3.6.3 Kích thước múi trái quýt Hồng

3.6.3.1 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng BT

Theo kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.14 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng BT khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình chiều dài, chiều rộng và độ dày múi lần lượt là 46,71 mm, 28,46 mm và 17,39 mm. Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), phần nội quả bì của trái cây có múi cung cấp phần ăn được bao gồm các múi trái được bao quanh bởi vách mỏng trong suốt. Bên trong vách múi chứa những sợi đa bào (hay còn gọi là tép, lông mập) phát triển và đầy dần dịch nước, chiếm đầy các múi chỉ chừa lại vài khoảng trống cho hạt phát triển. Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi đều tăng trưởng theo đường cong trong quá trình phát triển trái. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến kích thước múi trái quýt Hồng BT.

Bảng 3.14 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng BT dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều dài múi (mm)

Chiều rộng múi (mm)

Độ dày múi (mm)

Đối chứng (Không che) 48,68 29,18 17,70

Che 10% ánh sáng 47,22 29,43 16,61 Che 20% ánh sáng 45,71 27,96 16,87 Che 30% ánh sáng 46,73 28,30 18,25 Che 40% ánh sáng 45,23 27,42 17,51 Trung bình 46,71 28,46 17,39 F ns ns ns CV (%) 4,27 7,02 7,44

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.3.2 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng bị chai

Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.15 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng bị chai khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình chiều dài, chiều rộng và độ dày múi lần lượt là 42,62 mm, 27,01 mm và 16,61 mm. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến kích thước múi trái quýt Hồng bị chai.

Bảng 3.15 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng bị chai dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều dài múi (mm)

Chiều rộng múi (mm)

Độ dày múi (mm)

Đối chứng (Không che) 43,17 26,09 16,48

Che 10% ánh sáng 43,02 27,10 16,81 Che 20% ánh sáng 42,53 27,77 16,92 Che 30% ánh sáng 41,96 29,50 16,60 Che 40% ánh sáng 42,42 24,89 16,26 Trung bình 42,62 27,01 16,61 F ns ns ns CV (%) 4,11 8,20 8,41

3.6.3.3 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng KĐM

Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.16 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng KĐM khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình chiều dài, chiều rộng và độ dày múi lần lượt là 50,11 mm, 30,88 mm và 18,26 mm. Như vậy, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến kích thước múi trái quýt Hồng KĐM.

Bảng 3.16 Chiều dài, chiều rộng và độ dày múi trái quýt Hồng KĐM dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều dài múi (mm)

Chiều rộng múi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)