từng loại trái
Hàm lượng Vitamin C là một trong những chỉ tiêu quan để đánh giá chất lượng trái cây có múi. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), trung bình hàm lượng Vitamin C trong thịt trái quýt là 55 mg/100g. Qua kết quả thống kê ở Bảng 3.25 cho thấy, hàm lượng Vitamin C và hàm lượng TA trong thịt trái quýt Hồng BT khác biệt có ý nghĩa so với trái bị chai và trái KĐM ở mức 1%. Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa trái bị chai và trái KĐM. Hàm lượng Vitamin C trong thịt trái quýt Hồng bị chai và trái KĐM lần lượt là 62,62 g/100, 60,60 g/100g và trái BT là 45,40 g/100g. Theo Ladaniya (2008), hàm lượng Vitamin C tăng dần trong giai đoạn đầu, tuy nhiên khi kích thước và hàm lượng nước trong trái tăng lên thì hàm lượng Vitamin C trong thịt trái sẽ giảm xuống. Do trái bị chai bắt đầu có dấu hiệu bên trong vào giai đoạn 118 NSĐT, đây là lúc trái đang tăng cường tích lũy hàm lượng vitamin C chính vì vậy đến thời điểm thu hoạch hàm lượng vitamin C trong trái vẫn còn khá cao.
Tương tự như hàm lượng Vitamin C, hàm lượng TA trong trái quýt Hồng BT khác biệt có ý nghĩa so với trái bị chai và trái KĐM ở mức 1%. Hàm lượng TA trong thịt trái bị chai và trái KĐM khác biệt không có ý nghĩa. Hàm lượng TA trong thịt trái chai, trái KĐM và trái BT lần lượt là 1,72%, 1,69% và 1,46%.
Tóm lại, hàm lượng Vitamin C và TA trong trái quýt Hồng BT thấp hơn trái bị chai và KĐM.
Bảng 3.25 Hàm lượng vitamin C (mg/100 g) và TA (%) trong thịt trái quýt Hồng phân theo từng loại trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Loại trái Vitamin C (mg/100 g) TA (%)
Trái BT 45,40 b 1,46 b Trái chai 62,62 a 1,72 a Trái KĐM 60,60 a 1,69 a
F ** **
CV (%) 18,86 11,48
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử LSD; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%