Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 36)

2.2.4.1 Độ Brix

Đo độ Brix trực tiếp bằng khúc xạ kế ATAGO.

Mỗi trái lấy 1 múi cho vào kẹp, ép lấy nước sau đó nhỏ trực tiếp vào khúc xạ kế để đo độ Brix (%).

2.2.4.2 Hàm lượng acid trong dịch trái - TA

Cân 2 g mẫu đem nghiền nhỏ với nước cất đủ 50 ml và sau đó rút 2 ml dung dịch mẫu để yên trong 10 phút. Tiếp sau đó, lấy 1 ml nước trong của mẫu và 9 ml nước cất đem định lượng. Cho vào 3 giọt phenoltalein, lắc đều, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,01N cho đến khi có màu hồng nhạt bền vững. Phân tích lặp lại 3 lần. Mẫu đối chứng là 10 ml nước cất.

Công thức tính:

Trong đó :

Vf : thể tích NaOH chuẩn độ của mẫu trái (ml) Vo : thể tích NaOH chuẩn độ mẫu Blank (ml) 0,01: số mol NaOH (N)

Vn: thể tích nước cất (ml) Vm: thể tích mẫu thử (ml) W : trọng lượng mẫu (g) K : Hệ số acid (K = 0,064)

2.2.4.3 Hàm lượng nước trong con tép (%)

Hàm lượng nước trong con tép được xác định bằng phương pháp sấy khô, được tiến hành như sau: đĩa petri được rửa sạch sấy khô rồi đem cân được khối lượng W0. Sau đó cho mẫu vào đĩa và cân được khối lượng tươi của mẫu (W1), để cho mẫu khô nhanh cắt nhỏ mẫu ra. Mẫu được sẫy ở 60oC trong 48 giờ và được làm nguội bằng bình hút ẩm trong 25 - 30 phút. Đem mẫu đi cân dược trọng lượng khô (W2). Để chắc là mẫu đã khô, đem mẫu lại tủ sấy tiếp 30 phút, lấy ra để nguội ở bình hút ẩm và cân lại như trên cho đến khi khối lượng không đổi.

Công thức tính:

Trong đó:

H (%): Hàm lượng nước trong con tép. W0: khối lượng đĩa (g).

W1: khối lượng đĩa và mẫu tươi (g). W2: khối lượng đĩa và mẫu khô (g).

     nm f V V W W K V V TA        / 100 01 , 0 0 100 ) ( ) ( (%) 0 1 2 1     W W W W H

2.2.4.4 Định lượng Vitamin C (mg/100 g)

Hàm lượng Vitamin C trong thịt trái được định lượng theo phương pháp của Murin (1990, trích bởi Nguyễn Minh Chơn và ctv., 2005). Phương pháp được tóm lược như sau:

Cân khoảng 3 g mẫu cho vào cối sứ cùng với 20 ml HCl 1% tiến hành nghiền nát mẫu, sau đó lên thể tích 100 ml với acid oxalic 1%, lắc kỹ và để yên dung dịch mẫu trong 10 phút. Kế đó lọc và lấy 10ml dịch lọc đem chuẩn độ với dung dịch 2,6 diclorophenol indophenol 0,001N cho đến khi thấy xuất hiện màu phớt hồng bền sau 1 phút thì ngưng quá trình chuẩn độ, đọc thể tích dung dịch 2,6-diclorophenol indophenol 0,001N đã sử dụng. Phân tích lặp lại ba lần. Mẫu đối chứng lấy 2 ml acid HCl 1% và 8 ml acid oxalic 1% đem chuẩn độ giống như trên.

Công thức tính:

Trong đó:

a: số ml trung bình khi chuẩn mẩu vật

b: số ml trung bình khi chuẩn mẫu đối chứng V1: thể tích dung dịch chiết ban đầu (100 ml)

V2: thể tích dung dịch chiết lấy để chuẩn độ (10 ml) m: trọng lượng mẫu cân lúc đầu (g)

0,088: số mg acid ascorbic tương đương với 1ml dung dịch chuẩn độ 2,6 – diclorophenol indophenol.

2.2.4.5 Màu sắc vỏ trái

Dùng phần mềm Photoshop CS3 đo mẫu theo các giá trị L*, a*, b* của hệ thống CIE. Đo 3 điểm, sau đó thực hiện tính toán theo công thức:

E ab = [ (L*)2 + (a*)2 + (b*)2]1/2 Trong đó:

L* = L - L*t a* = a - a*t b* = b - b*t

L* biểu thị độ sáng, L* càng cao thì độ sáng càng cao.

100 088 , 0 ) ( ) 100 / ( 2 1     m V V b a g mg X

a*, b* biểu thị màu sắc vỏ ở thời điểm đo (đọc trên máy). L*t, a*t, b*t : màu chuẩn ban đầu.

L*t = 39,00 a*t = - 22,33 b*t = 35,67

2.2.4.6 Đường tổng số (%)

Đường tổng số được trích và đo theo phương pháp phenol-sulfuric (Dubois et al., 1956).

Đường tổng số được trích và đo theo phương pháp phenol-sulfuric (Dubois et al., 1956). Phương pháp được tiến hành như sau:

Lấy 2 - 3 g mẫu lá sấy khô cho vào 10 ml methanol 90% đun cách thủy ở nhiệt độ 70 - 900C để trích đường , sau đó trích với methanol 80% thực hiện hai lần. Lọc qua giấy lọc lấy dịch trích, cho bay hơi đến cạn khô. Pha loãng với nước cất 50 ml để thực hiện phản ứng màu với phenol 5% và acid suphuric đậm đặc. Tỷ lệ đường, phenol 5%, và acid suphuric đậm đặc là 1:1:5, Xác định độ hấp phụ ở bước sóng 490 nm bằng quang phổ khế Shimazu UV- 1201V. Hàm lượng đường trong mẫu được tính dựa vào đường chuẩn glucose ở các nồng độ 1, 2, 3, 4 và 5 ppm.

Ở mẫu đối chứng, 1 ml dịch trích ly được thay bằng 1 ml nước cất. Dựa vào đường chuẩn glucose để tính ra hàm lượng đường tổng số có trong mẫu.

Công thức tính: (%) Đường =  v W hspl V b a       1000 100 1 Trong đó:

a: mg đường của mẫu đo được

b: mg đường của mẫu đối chứng (blank) V1: Thể tích dịch trích ly của đường (50 ml) v: thể tích dịch pha loãng đem đo (2,5 ml)

Hspl: Hệ số pha loãng (2,5 mL dịch trích ly/50 m nước cất) (20 lần). W (g): Trọng lượng mẫu phân tích.

2.2.4.7 Tinh bột tổng số (%)

Hàm lượng tinh bột trong lá được xác định theo phương pháp Coomb et al. (1987).

Phương pháp tiến hành: Mẫu sau khi trích đường sấy khô ở 60-700C trong 30 phút. Sau đó đun cách thủy với nước cất (5 ml) trong 15 phút, để nguội. Thêm 2 ml acid perchlorhydric 9,2N, khuấy đều trong 15 phút. Thêm nước cất vừa đủ 10 ml, ly tâm trong 3 phút ở vận tốc 4.000 vòng/phút. Phần rắn sau khi ly tâm được cho thêm 2 ml acid perchlorhydric 4,6 N, khuấy trong 15 phút, sau đó pha loãng thành 10 ml và ly tâm như trên. Lấy phần loãng và gộp chung với phần loãng ở lần ly tâm thứ nhất để định lượng glucose.

Cho 5 ml tinh bột trích ly vào bình định mức 50 ml và làm đầy thể tích bình bằng nước cất. Lấy ra 5 ml dung dịch trên cho ống thủy tinh chịu nhiệt. Đặt vào trong chậu nước đá. ở mỗi ống cho vào từ từ 10 ml hóa chất Anthrone. Cho vào nồi chưng cách thủy đúng 7,5 phút. Sau đó ngay lập tức làm ngụi mát bằng cách cho vào chậu nước đá. Khi đã nguội, đem đo ở bước song hấp thu 630 nm.

Công thức tính:

(%) Tinh bột =

Trong đó:

a: mg tinh bột của mẫu đo được.

b: mg tinh bột của mẫu đối chứng (blank) V1: Thể tích dịch trích ly của tinh bột (50 ml) v: thể tích dịch pha loãng đem đo (5 ml)

Hspl: Hệ số pha loãng (5 ml dịch trích ly/ 50 ml nước cất) (10 lần). W (g): Trọng lượng mẫu phân tích.

1.000: Đổi mg ra g.

0,9: hệ số chuyển đổi từ đường ra tinh bột.

2.2.4.8 Tỉ lệ C/N

* Carbon tổng số (%)

Phân tích theo phương pháp trọng lượng (tro hóa khô) (loss on ignition- LOI). Cân 2 g mẫu lá quýt được đưa vào lò nung ở nhiệt độ 500 - 550oC trong

  v W hspl V b a       1000 100 1

6 giờ (cho đến khi không thay đổi trọng lượng). Phần trăm chất hữu cơ được tính dựa vào sự sai biệt trọng lượng trước và sau khi nung.

* Đạm tổng số (%)

Đạm tổng số được phân tích bằng phương pháp Kjeldahl.

Vô cơ hóa mẫu: Cân 0,3 g mẫu khô được nghiền mịn cho vào 3,3 ml hỗn hợp acid sulfuric-salicylic tiến hành vô cơ hóa mẫu. Sau đó lên thể tích mẫu đến 50 ml.

Chưng cất mẫu chuẩn: Lấy 5 ml (H3BO3) với 3 giọt thuốc thử cho vào bình tam giác và gắn vào dàn chưng cất đạm. Lấy 5 ml dịch mẫu vô cơ hóa cho vào bình kjeldahl + 3 ml (NaOH 12,5 mol/l) + nước cất đến thể tích khoảng 10 ml. Tiến hành chưng cất, hứng NH4OH đến thể tích khoảng 50 ml. Dùng H2SO4 0,1 mol chuẩn độ đến khi xuất hiện màu hồng phấn.

Công thức tính:

(%) N = Trong đó:

W (g): Trọng lượng mẫu đem vô cơ hóa

V1: Thể tích (ml) của H2SO4 chuẩn độ trong mẫu thật V0: Thể tích (ml) của H2SO4 chuẩn độ trong mẫu blank N: Nồng độ H2SO4

0,014: Ly đương lượng của N

H: Hệ số pha loãng (Thể tích mẫu sau khi bị vô cơ hóa 50 ml/thể tích mẫu hút ra chưng cất 5 ml (10 lần) * Tỉ lệ C/N N C N C % % /    W H N v v1 0  0.014100

2.3 Xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được thu thập và tính toán trên Excel, xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0. Phân tích ANOVA để tiến hành so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức. So sánh các giá trị trung bình bằng phép thử Duncan và LSD ở mức ý nghĩa 5%.

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát

Quá trình khảo sát bắt đầu vào tháng 09/2012 (dương lịch), lúc này trái quýt Hồng đã được khoảng 155 ngày sau đậu trái (NSĐT) và đã qua giai đoạn rụng trái non. Thời gian thu hoạch được ghi nhận khi trái quýt được 285 ngày sau đậu trái. Những cây quýt Hồng được chọn làm mẫu khảo sát có độ đồng đều về sinh trưởng, không có biểu hiện bất thường hay sâu bệnh. Quá trình khảo sát sẽ chọn trái bình thường (BT), trái chai và trái KĐM trên cây khảo sát, ghi nhận ban đầu thì số lượng trái KĐM trên cây xuất hiện nhiều, còn số lượng trái bị chai thì ít.

3.2 Đặc điểm nông học và sinh trưởng của cây quýt Hồng 3.2.1 Chiều cao cây 3.2.1 Chiều cao cây

Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.1 cho thấy, chiều cao cây ở các mức độ che sáng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% tại hai thời điểm khảo sát. Lúc bắt đầu thí nghiệm, chiều cao cây ở các nghiệm thức thấp hơn lúc thu hoạch trái ở cả năm nghiệm thức và có giá trị trung bình là 465,50 cm. Tại thời điểm thu hoạch, chiều cao cây có giá trị trung bình là 500,25 cm. Tỉ lệ gia tăng chiều cao cây trung bình là 7,48%. Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), ánh sáng ảnh hưởng đến cây chủ yếu do cường độ ánh sáng, chất lượng và thời gian chiếu sáng, ảnh hưởng về cường độ ánh sáng cũng cho thấy biểu hiện như cây trồng ngoài nắng có chiều dài thân ngắn hơn trong mát. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích thống kê cho thấy, tỉ lệ gia tăng chiều cao cây ở các mức độ che sáng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Nguyên nhân dẫn đến không có sự khác biệt là do thí nghiệm được bố trí trong thời gian ngắn và đặc biệt là ở giai đoạn nuôi trái nên chưa thể hiện rõ được ảnh hưởng của mức độ che sáng lên sự tăng trưởng chiều cao cây. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến chiều cao cây trong quá trình thực hiện thí nghiệm.

Bảng 3.1 Sự tăng trưởng chiều cao cây (cm) quýt Hồng từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến lúc thu hoạch

Nghiệm thức

Chiều cao cây quýt (cm)

Tỉ lệ gia tăng (%) Lúc bắt đầu thí

nghiệm Lúc thu hoạch

Đối chứng (Không che) 469,50 493,75 5,18

Che 10% ánh sáng 465,00 500,00 7,54 Che 20% ánh sáng 464,00 498,75 7,50 Che 30% ánh sáng 468,25 506,25 8,14 Che 40% ánh sáng 460,75 502,50 9,03 Trung bình 465,50 500,25 7,48 F ns ns ns CV (%) 2,71 2,95 23,04

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.2.2 Đường kính tán

Đường kính tán ở các mức độ che sáng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% tại hai thời điểm khảo sát (Bảng 3.2). Lúc bắt đầu thí nghiệm, đường kính tán ở các nghiệm thức thấp hơn lúc thu hoạch trái ở cả năm mức độ che sáng và có giá trị trung bình là 375,80 cm. Tại thời điểm thu hoạch, đường kính tán có giá trị trung bình là 391,50 cm. Tỉ lệ gia tăng đường kính tán ở các mức độ che sáng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tỉ lệ gia tăng đường kính tán trung bình là 4,20%. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến đường kính tán trong quá trình thực hiện thí nghiệm.

Bảng 3.2 Sự tăng trưởng đường kính tán (cm) quýt Hồng từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến lúc thu hoạch

Nghiệm thức

Đường kính tán cây (cm)

Tỉ lệ gia tăng (%) Lúc bắt đầu thí

nghiệm Lúc thu hoạch

Đối chứng (Không che) 410,00 428,75 4,60

Che 10% ánh sáng 387,00 402,50 4,07 Che 20% ánh sáng 391,50 411,25 5,09 Che 30% ánh sáng 359,00 370,00 3,11 Che 40% ánh sáng 331,50 345,00 4,13 Trung bình 375,80 391,50 4,20 F ns ns ns CV (%) 11,69 11,33 24,28

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.2.3 Chu vi gốc

Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.3 cho thấy, chu vi gốc ở các mức độ che sáng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% tại hai thời điểm khảo sát. Lúc bắt đầu thí nghiệm, chu vi gốc ở các nghiệm thức thấp hơn lúc thu hoạch trái ở cả năm mức độ che sáng và có giá trị trung bình là 41,20 cm. Tại thời điểm thu hoạch, chu vi gốc có giá trị trung bình là 41,83 cm. Tỉ lệ gia tăng chu vi gốc ở các mức độ che sáng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tỉ lệ gia tăng chu vi gốc trung bình là 1,58%. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến chu vi gốc trong quá trình thực hiện thí nghiệm.

Bảng 3.3 Sự tăng trưởng chu vi gốc (cm) quýt Hồng từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến lúc thu hoạch Nghiệm thức Chu vi gốc cây (cm) Tỉ lệ gia tăng (%) Lúc bắt đầu thí

nghiệm Lúc thu hoạch

Đối chứng (Không che) 38,00 38,75 2,04

Che 10% ánh sáng 41,25 41,75 1,23 Che 20% ánh sáng 42,75 43,38 1,50 Che 30% ánh sáng 41,75 42,50 1,86 Che 40% ánh sáng 42,25 42,75 1,26 Trung bình 41,20 41,83 1,58 F ns ns ns CV (%) 10,83 10,22 15,89

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.2.4 Sự ra đọt non

Quan sát trong quá trình thí nghiệm, cây quýt Hồng trong vườn có hiện tượng ra đọt non vào tháng 11 (dương lịch). Theo Trần Văn Hâu và ctv.

(2009), tại ĐBSCL đối với cây quýt Hồng ra nhiều đợt đọt trong năm, bón nhiều phân đạm có thể thúc đẩy cây ra nhiều đọt (3 lần đọt) vào tháng 4, tháng 6 và tháng 10 âm lịch. Qua kết quả thống kê cho thấy, tỉ lệ chồi ra đọt, chiều dài đọt và số lá trên đọt khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức. Tỉ lệ chồi ra đọt trung bình là 25,65%. Chiều dài đọt trung bình là 13,85 cm. Số lá trung bình trên mỗi đọt là 8,05. Tuy nhiên, sự ra đọt non trong quá trình phát triển trái lại gây ra cạnh tranh dinh dưỡng giữa sự phát triển trái và sự sinh trưởng của đọt, do đó đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trái quýt bị chai và KĐM. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến tỉ lệ chồi ra đọt, chiều dài đọt và số lá trên đọt của cây quýt Hồng trong quá trình thực hiện thí nghiệm.

Bảng 3.4 Tỉ lệ chồi ra đọt (%), chiều dài đọt (cm) và số lá/đọt của đợt ra đọt non tháng 11/2012 (dương lịch) của các cây quýt Hồng được chọn làm thí nghiệm

Nghiệm thức Tỉ lệ chồi ra đọt (%)

Chiều dài đọt

(cm) Số lá/đọt

Đối chứng (Không che) 24,50 11,71 7,75

Che 10% ánh sáng 26,75 13,73 8,42 Che 20% ánh sáng 29,00 12,48 7,25 Che 30% ánh sáng 23,50 11,26 8,08 Che 40% ánh sáng 24,50 12,96 8,75 Trung bình 25,65 13,85 8,05 F ns ns ns CV (%) 18,69 13,17 10,24

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.3 Diễn biến cường độ ánh sáng trong vườn ở các mức độ che sáng khác nhau nhau

Cường độ ánh sáng ở nghiệm thức đối chứng do không bị che sáng nên cao hơn cường độ ánh sáng ở các nghiệm thức che từ 10 - 40% ánh sáng ở một số thời điểm. Giữa các mức độ che sáng, cường độ ánh sáng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ở các thời điểm 30/09/2012 (170 NSĐT),

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)