Tổng số trái trên cây, tỉ lệ trái quýt Hồng bị chai và KĐM

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 52)

3.5.1 Tổng số trái quýt Hồng trên cây

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến tổng số trái quýt Hồng trên cây. Theo kết quả thống kê ở Bảng 3.5 cho thấy, mức độ che sáng ảnh hưởng lên tổng số trái quýt Hồng trên cây khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trung bình tổng số trái trên cây ở nghiệm thức đối chứng là 212,0 trái thấp hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng (441,8 trái và 448,8 trái). Theo Vũ Công Hậu (2000), vườn cây ăn trái ở nơi khô ráo, đủ ánh sáng, bốn phía được che chắn bằng các cây chắn gió thường phát triển tốt hơn và ổn định về năng suất. Điều này cho thấy, khi được che chắn tốt cây có thể tránh khỏi các tác động xấu từ môi trường xung quanh nên có thể giúp cây cho năng suất cao. Qua phân tích tương quan cho thấy cường độ ánh sáng và tổng số trái trên cây có mối tương quan nghịch với nhau với hệ số tương r = - 0,935**. Tóm lại, các mức độ che sáng có ảnh hưởng đến tổng số trái quýt Hồng trên cây.

3.5.2 Tỉ lệ trái bị chai (%)

Quá trình khảo sát, có thể quan sát được biểu hiện của trái quýt bị chai bắt đầu xuất hiện ở những nơi có cường độ ánh sáng thấp. Tỉ lệ cây quýt Hồng trong thí nghiệm có xuất hiện trái chai là 100%. Theo kết quả thống kê ở Bảng 3.5 cho thấy, tỉ lệ trái quýt Hồng bị chai khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa năm mức độ che sáng. Tỉ lệ trái chai ở nghiệm thức đối chứng (2,36%) khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức che 40% ánh sáng (3,82%). Với kết quả như trên thì đúng với nhận định của Trần Văn Hâu và ctv. (2009),

22,5724,78 23,21 22,21 25,52 22,94 23,61 24,33 23,06 22,76 0,00 20,00 40,00 Đối chứng (Không che) 10 20 30 40 Mức độ che (%) T lệ C /N 210 NSĐT Lúc thu hoạch

hiện tượng trái quýt bị chai thường xuất hiện dưới tán cây, hơi râm mát. Kết quả trên cũng tương tự như nghiên cứu của Lê Thanh Liêm (2012), mật độ trồng càng dày thì tỉ lệ trái chai càng cao và trái ở trong tán có tỉ lệ chai cao hơn trái ngoài tán do trái nhận được quá ít ánh sáng. Qua kết quả phân tích tương quan cho thấy cường độ ánh sáng và tỉ lệ trái quýt bị chai có mối tương quan nghịch cao với hệ số tương quan r = - 0,973**. Tóm lại, các mức độ che sáng có ảnh hưởng tới tỉ lệ trái quýt Hồng bị chai trên cây.

3.5.3 Tỉ lệ trái KĐM (%)

Quan sát trên cây quýt Hồng, thấy được cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ trái quýt bị KĐM. Có thể nhận dạng đặc điểm bên ngoài của trái có hiện tượng KĐM vào 188 NSĐT, tuy nhiên đến 203 NSĐT thì đặc tính bên trong mới khác biệt so với trái bình thường. Qua phân tích thống kê ở Bảng 3.5 cho thấy, tỉ lệ trái quýt Hồng KĐM khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa năm mức độ che sáng. Tỉ lệ trái bị KĐM ở nghiệm thức đối chứng (30,10%) khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức che 20 - 40% ánh sáng. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004) cho biết, cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến phẩm chất trái, cường độ ánh sáng quá cao làm trái mất nhiều nước. Ngoài ra, theo Ladaniya (2008) trái KĐM có khuynh hướng phát triển khi trái chín hay khi thu hoạch trễ. Tuy nhiên, trong giai đoạn chín của trái nếu không nhận được đầy đủ ánh sáng thì sự phát triển của trái sẽ bị hạn chế, chính điều này cũng dẫn đến hiện tượng khô múi. Tóm lại, các mức độ che sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỉ lệ trái quýt Hồng KĐM trên cây.

Bảng 3.5 Tổng số trái/cây, tỉ lệ trái quýt Hồng bị chai và KĐM trên cây dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Tổng số trái/cây Tỉ lệ trái chai (%)

Tỉ lệ trái KĐM (%) Đối chứng (Không che) 212,0 b 2,36 b 30,10 a Che 10% ánh sáng 228,0 b 2,43 b 25,31 ab Che 20% ánh sáng 395,8 ab 2,94 ab 18,16 b Che 30% ánh sáng 441,8 a 3,20 ab 19,32 b Che 40% ánh sáng 448,8 a 3,82 a 19,01 b F * * ** CV (%) 34,66 20,06 19,36

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

3.6 Thành phần năng suất

3.6.1 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng 3.6.1.1 Trái quýt Hồng BT 3.6.1.1 Trái quýt Hồng BT

Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy, khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng BT khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở năm mức độ che sáng. Trung bình khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng BT lần lượt là 212,84 g, 22,36 g và 1,97 mm. Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ tương đối đồng đều ở các nghiệm thức là do nhà vườn có kinh nghiệm canh tác lâu năm nên đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng và sinh khối cây đủ tích lũy cho sự phát triển của trái. Mặt khác, vì đây là những trái phát triển bình thường nên sẽ không có sự khác biệt quá lớn về các chỉ tiêu trên. Tóm lại, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng BT.

Bảng 3.6 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng BT dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Khối lượng trái (g)

Khối lượng vỏ (g)

Độ dày vỏ (mm)

Đối chứng (Không che) 218,44 23,75 2,02

Che 10% ánh sáng 202,93 24,03 2,05 Che 20% ánh sáng 201,64 21,30 1,95 Che 30% ánh sáng 226,35 22,07 1,97 Che 40% ánh sáng 214,86 20,63 1,88 Trung bình 212,84 22,36 1,97 F ns ns ns CV (%) 15,55 10,31 5,08

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.1.2 Trái quýt Hồng bị chai

Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng bị chai khác biệt không có ý nghĩa ở năm nghiệm thức (Bảng 3.7). Trung bình khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng bị chai lần lượt là 156,60 g, 20,77 g và 2,02 mm. Trái quýt bị chai là những trái không phát triển được hoặc phát triển rất chậm so với trái BT nên dẫn đến sự khác biệt không có ý

nghĩa giữa các nghiệm thức. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt bị chai.

Bảng 3.7 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng bị chai dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Khối lượng trái (g)

Khối lượng vỏ (g)

Độ dày vỏ (mm)

Đối chứng (Không che) 162,22 25,45 1,94

Che 10% ánh sáng 140,80 19,08 2,30 Che 20% ánh sáng 166,95 21,38 2,00 Che 30% ánh sáng 153,33 19,35 1,99 Che 40% ánh sáng 159,67 18,59 1,87 Trung bình 156,60 20,77 2,02 F ns ns ns CV (%) 13,46 23,33 10,33

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.1.3 Trái quýt Hồng KĐM

Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy, khối lượng trái và độ dày vỏ trái quýt Hồng KĐM khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở năm mức độ che sáng. Trung bình khối lượng trái và độ dày vỏ trái quýt Hồng KĐM lần lượt là 194,30 g và 2,16 mm. Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.8 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng lên khối lượng vỏ trái quýt Hồng KĐM khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Khối lượng vỏ trái ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức che 20% và 40% ánh sáng. Tóm lại, mức độ che sáng không ảnh hưởng đến khối lượng trái và độ dày vỏ trái nhưng làm ảnh hưởng đến khối lượng vỏ trái quýt Hồng KĐM.

Bảng 3.8 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng KĐM dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Khối lượng trái (g)

Khối lượng vỏ

(g) Độ dày vỏ (mm) Đối chứng (Không che) 196,76 33,11 a 2,30 Che 10% ánh sáng 188,89 27,92 ab 2,26 Che 20% ánh sáng 190,34 24,85 b 2,07 Che 30% ánh sáng 199,68 27,86 ab 2,04 Che 40% ánh sáng 195,82 24,00 b 2,11 Trung bình 194,30 - 2,16 F ns * ns CV (%) 7,73 12,04 9,26

Ghi chú: *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.1.4 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ trái quýt Hồng phân theo từng loại trái theo từng loại trái

Theo kết quả phân tích ở Bảng 3.9 cho thấy, khối lượng của ba loại trái khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. Trái bị chai có khối lượng nhỏ nhất, kế đến là trái KĐM và trái BT có khối lượng lớn nhất. Theo Trần Văn Hâu và ctv. (2009), trái quýt có hiện tượng KĐM thường là trái có kích thước lớn, phía trên cuống nhô lên, tạo thành những nếp nhăn, trái quýt hơi bị nhẹ do hàm lượng nước bên trong trái giảm. Kết quả cũng được tìm thấy tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thụy Phương Chánh (2012), trái quýt Hồng BT có khối lượng lớn hơn trái bị chai và KĐM do có hàm lượng nước trong trái cao hơn. Khối lượng vỏ, độ dày vỏ của trái BT và trái chai khác biệt không ý nghĩa nhưng khác biệt có ý nghĩa so với trái KĐM. Điều này giống như mô tả của Ladaniya (2008), trái bị khô có phần trăm vỏ quả cao hơn trái BT. Như vậy, trái quýt Hồng KĐM có khối lượng vỏ và độ dày vỏ lớn hơn trái BT và trái chai, nhưng có khối lượng trái nhỏ hơn trái quýt BT.

Bảng 3.9 Khối lượng trái, khối lượng vỏ và độ dày vỏ của trái quýt Hồng phân theo từng loại trái tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Loại trái Khối lượng trái

(g) Khối lượng vỏ (g) Độ dày vỏ (mm) Trái BT 212,84 a 22,36 b 1,97 b Trái chai 156,60 c 20,77 b 2,02 b Trái KĐM 194,30 b 27,55 a 2,16 a

F ** ** **

CV (%) 11,75 17,29 9,26

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử LSD; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

3.6.2 Kích thước trái quýt Hồng

3.6.2.1 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng BT

Quá trình khảo sát, có thể quan sát được cường độ ánh sáng càng cao thì kích thước trái quýt Hồng càng lớn. Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.10 cho thấy, chỉ đường kính trái quýt Hồng BT khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% còn chiều cao trái khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở năm mức độ che sáng. Trung bình chiều cao trái quýt Hồng BT ở các mức độ che sáng là 5,18 cm. Đường kính trái ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng. Theo Louis (2008), ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển trái. Ngoài ra, ánh sáng còn có tác dụng kích thích quá trình hô hấp thúc đẩy quá trình chín của trái, do đó khi cây bị che bớt đi ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của trái. Điều này chứng tỏ, sự phát triển kích thước trái về chiều cao và đường kính không có sự đồng nhất với nhau, chiều cao trái đạt kích thước cực đại trước đường kính trái. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến chiều cao trái nhưng ảnh hưởng đến đường kính trái quýt Hồng BT.

Bảng 3.10 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng BT dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều cao trái (cm) Đường kính trái (cm) Đối chứng (Không che) 5,32 8,07 a

Che 10% ánh sáng 5,30 7,75 ab Che 20% ánh sáng 5,14 7,83 ab Che 30% ánh sáng 5,06 7,50 b Che 40% ánh sáng 5,08 7,56 b Trung bình 5,18 - F ns * CV (%) 3,00 2,89

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.2.2 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng bị chai

Theo Nguyễn Thụy Phương Chánh (2012), hiện tượng trái bị “chai” có thể xuất hiện bên trong trái vào thời điểm 118 ngày SĐT, nhưng chỉ có thể phát hiện được chính xác ở giai đoạn chín của trái thông qua hiện tượng trái không chuyển màu và hơi cứng. Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.11 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều cao và đường kính trái quýt Hồng bị chai khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Do hiện tượng trái bị chai xuất hiện khá sớm nên quá trình phát triển của loại trái này rất chậm hoặc không có sự phát triển dẫn đến không có sự khác biệt về kích thước trái giữa các nghiệm thức. Trung bình chiều cao và đường kính trái bị chai lần lượt là 4,66 cm và 6,87 cm. Tóm lại, các mức độ che sáng không ảnh hưởng đến kích thước trái quýt Hồng bị chai.

Bảng 3.11 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng bị chai dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều cao trái (cm) Đường kính trái (cm)

Đối chứng (Không che) 4,66 6,86

Che 10% ánh sáng 4,69 6,88 Che 20% ánh sáng 4,75 7,02 Che 30% ánh sáng 4,61 6,75 Che 40% ánh sáng 4,60 6,83 Trung bình 4,66 6,87 F ns ns CV (%) 6,43 4,12

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

3.6.2.3 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng KĐM

Theo kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.12 cho thấy, ảnh hưởng của mức độ che sáng đến chiều cao và đường kính trái quýt Hồng bị KĐM khác biệt có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 5% và 1%. Chiều cao trái ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng. Tương tự, ở nghiệm thức đối chứng đường kính trái khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức che 30% và 40% ánh sáng. Điều này cho thấy, ánh sáng là nguồn năng lượng quan trọng cho quá trình quang hợp nhằm tạo ra các dinh dưỡng cơ bản cho cây phát triển và sự phát triển của trái, do đó việc thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quang hợp của cây và quá trình hô hấp của trái làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trái. Tóm lại, các mức độ che sáng ảnh hưởng rõ rệt đến kích thước trái quýt Hồng KĐM.

Bảng 3.12 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng KĐM dưới sự ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nghiệm thức Chiều cao trái (cm) Đường kính trái (cm) Đối chứng (Không che) 5,62 a 8,30 a

Che 10% ánh sáng 5,51 ab 8,28 a Che 20% ánh sáng 5,31 ab 7,96 ab Che 30% ánh sáng 5,24 b 7,89 b Che 40% ánh sáng 5,20 b 7,52 c F * ** CV (%) 3,72 2,80

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

3.6.2.4 Chiều cao và đường kính trái quýt Hồng phân theo từng loại trái

Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.13 cho thấy, chiều cao và đường kính

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mức độ che sáng trong quá trình phát triển trái lên hiện tượng trái “chai” và “khô đầu múi” trái quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)