1.6.1 Sự phát triển của trái
Quá trình sinh trưởng và phát triển của trái có thể biểu diễn theo hình chữ S, tương tự như quá trình sinh trưởng của các mô, tế bào và các cơ quan khác. Theo Trần Văn Hâu (2008), sự phát triển trái của cây có múi theo đường cong đơn giản, gồm 3 giai đoạn như các loại trái cây khác: (i) Giai đoạn phân chia tế bào: 4 - 6 tuần sau khi ra hoa; (ii) Sự phát triển kích thước trái: chanh 2 - 3 tháng, cam hơn 6 tháng; (iii) Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng.
Một số đặc tính của trái (như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày của con tép) được xác định trong 2 tháng đầu sau khi ra hoa. Cây mang nhiều trái ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ phát triển trái.
1.6.2 Sự ra đọt non trong quá trình phát triển trái
Theo Trần Thế Tục và ctv. (1998) cho rằng, trong chu kỳ một năm cây cam quýt chó thể cho 3 - 4 cơi đọt: (i) Cơi đọt mùa xuân: từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 và có thể sớm hơn. Nhiều năm từ tháng 1 đã thấy cơi đọt mùa xuân và nự hoa thấy rõ; (ii) Cơi đọt mùa hè: từ cuối tháng 5 đến tháng 7. Cơi đọt mùa hè xuất hiện sớm hay muộn, nhiều hay ít là tùy vào giống và điều kiện thời tiết từng năm; (iii) Cơi đọt mùa đông: xuất hiện vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9. Tại ĐBSCL đối với cây quýt Hồng còn tơ sinh trưởng mạnh, cây ra nhiều đợt đọt trong năm, bón nhiều phân đạm có thể thúc đẩy cây ra nhiều đọt (3 lần đọt) vào tháng 4, tháng 6 và tháng 10 âm lịch (Trần Văn Hâu và
1.6.3 Ảnh hưởng của tỉ lệ C/N đến quá trình phát triển trái
Theo Vũ Công Hậu (2000), cây chỉ có nhiều trái, chất lượng tốt nếu nhận được thức ăn đầy đủ do hai nguồn: một là do bộ rễ cung cấp nhựa nguyên và chất tượng trưng nhất là đạm cho nên nguồn thức ăn này có thể gọi theo nghĩa quy ước là nguồn đạm (N); nguồn thứ hai là do bộ lá cung cấp nhờ vào hoạt động quang hợp, đó là nhựa luyện và chất tượng trưng là carbon, cho nên có thể gọi theo nghĩa quy ước là nguồn carbon (C). Phải có sự cân đối giữa hai nguồn này, giữa tỉ lệ C/N thì cây mới có thể sinh trưởng, phát dục bình thường và cho nhiều trái.
Năng suất trên cây có múi phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng đạm (N), vì đạm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây, quá trình tạo nên carbohydrat, khối lượng lá và sự phân phối carbon đến các bộ phận khác của cây. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2011), có sự tương quan chặt chẽ giữa cường độ ánh sáng và sự khử nitrate. Theo cơ chế của sự khử nitrate, ảnh hưởng của ánh sáng thể hiện sự biến động mức độ carbonhydrat và sự cung cấp tương ứng đương lượng chất khử. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, ở lá của những cây sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng thấp thường có mức độ enzyme khử nitrate thấp; hoạt tính của enzyme lại gia tăng khi cây được chuyển đến điều kiện có cường độ ánh sáng cao. Ánh sáng cũng ảnh hưởng tới tính ổn định của enzyme. Vì vậy, tốc độ khử nitrate ở lá bị ảnh hưởng bởi ánh sáng trong nhiều cách khác nhau. Cây trồng được thường xuyên canh tác ở nơi có cường độ ánh sáng thấp có hàm lượng nitrate cao hơn cây được canh tác ở nơi có cường độ ánh sáng cao. Theo nghiên cứu về hàm lượng các dưỡng chất trong lá cây có múi của Chapman (1960), thì đạm và canxi là hai dưỡng chất chiếm tỉ lệ cao hơn các dưỡng chất khác. Hàm lượng đạm không ngừng tăng lên trong quá trình phát triển trái cho đến khi trái chín, điều này chứng tỏ trong quá trình phát triển của trái cây tăng cường huy động đạm từ lá về nuôi trái. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đạm có vai trò làm tăng số lộc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nhưng trong thời kỳ kinh doanh bón nhiều đạm sẽ làm giảm phẩm chất trái, mẫu mã trái không đẹp.
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), khi mức ánh sáng tăng lên, quang hợp tăng lên cho tới điểm bù ánh sáng, là mức ánh sáng mà tại đó sự hấp thu CO2 bằng với sự thải CO2 (tốc độ trao đổi cacbon, CER = 0). Nếu mức ánh sáng tiếp tục gia tăng, sự gia tăng rất ít về CER cho mỗi đơn vị gia tăng của ánh sáng cho đến khi đạt mức bảo hòa ánh sáng. Carbohydrat được tổng hợp bởi chu trình Calvin được lưu trữ thành các dạng tồn trữ năng lượng và carbon như đường sucrose và tinh bột. Các sản phẩm của quá trình quang hợp sẽ được sử dụng để tồn trữ, cấu trúc, hô hấp và sinh trưởng. Mức hiệu quả
mà thực vật chia nguồn cung cấp quang hợp của nó vào các bộ phận khác nhau này có một ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng của trái.
1.7 Hiện tượng rối loạn sinh lý trên trái cây có múi 1.7.1 Một số kiểu rối loạn sinh lý 1.7.1 Một số kiểu rối loạn sinh lý
Khi trái chín có rất nhiều hiện tượng biến đổi sinh lý - sinh hóa xảy ra. Trong đó, hàng loạt những biến đổi sinh lý - sinh hóa xảy ra như quá trình phân hủy và tiêu hao vật chất để sinh năng lượng duy trì sự sống, quá trình tổng hợp các chất để trái chuyển từ trạng thái thuần thục về sinh lý nhưng không ăn được sang trạng thái hấp dẫn về màu sắc và mùi vị. Hiện tượng rối loạn sinh lý là sự kết hợp của những điều kiện bất lợi về môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, bệnh, côn trùng,…Hầu hết chúng không thể chữa mà phòng ngừa là biện pháp giải quyết tốt nhất (Ladaniya, 2008).
Hiện tượng rối loạn sinh lý trên trái cây có múi được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới. Hiện tượng rối loạn sinh lý được miêu tả bao gồm hiện tượng nứt trái (splitting hay cracking), con tép kết tinh (granulation hay crystallization hoặc section drying), khô múi (dry juice sac) và nhăn vỏ (creasing) (Erickson, 1968).
Hiện tượng đốm vàng (rind yellow spot) trên vỏ: Đây là hiện tượng có liên quan với nhiệt độ thấp vào mùa đông. Trái cây bị ảnh hưởng nên sản xuất nhiều ethylene hơn trái bình thường. Tỉ lệ ethylene được sản xuất gia tăng để đáp lại với nhiệt độ thấp (Ichi Takao và Hamada, 1978).
Hiện tượng phồng vỏ (puffing): Là hiện tượng vỏ trái phồng lên, trở nên dày và đậm hơn, thịt trái cũng khác hơn, tạo ra một lỗ hổng không khí giữa vỏ trái và múi. Trái cam quýt nếu được bảo quản lâu thì hiện tượng này xuất hiện càng nhiều do sự tích lũy củ độ ẩm cao (Ladaniya, 2008).
Con tép kết tinh (granulation): Sự kết tinh của con tép được phát hiện đầu tiên ở cam Valencia. Trong sự kết tinh của cam, quýt thì dịch trái bị giảm do hình thành thể keo đặc bên trong các túi chứa dịch trái. Theo Sharma et al. (2006), nhận thấy trái có kích thước lớn thường dễ thấy hiện tượng kết tinh con tép. Đồng thời, trái bị kết tinh con tép có phẩm chất thấp hơn nhiều so với trái bình thường.
Hiện tượng nứt trái (creasing): Đây là hiện tượng xuất hiện phổ biến trên cây có múi, đặc biệt là chanh và quýt làm giảm giá trị thương phẩm của các loại trái này. Hiện tượng nứt vỏ trái xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa, nguyên nhân chính là do mưa lớn cung cấp thật nhiều nước cho cây, làm cho
trái phát triển quá mức dẫn đến nứt trái. Sự rối loạn sinh lý làm vỏ trái căng ra và sau đó nứt (Ladaniya, 2008).
Hiện tượng khô múi (dry juice sac): Được cho là bị ảnh hưởng bởi tuổi cây, kích thước trái, năng suất của cây, thời gian thu hoạch và phân bón. Đây là hiện tượng rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển trái. Hiện tượng này thường gặp trên cam, quýt trên thế giới như Mỹ (Ritennour et al., 2004). Trái bị khô có khuynh hướng phát triển khi trái chín, khi thu hoạch trễ hay cây còn tơ (Ladaniya, 2008). Trái bị khô có những khoảng trống chứa dịch trái, lượng TSS và TA đều giảm, phần trăm vỏ tăng lên cao hơn trái bình thường. Nếu bị khô nghiêm trọng thì đường và acid sẽ giảm đi rất nhiều làm trái trở nên nhạt nhẽo.
1.7.2 Biện pháp khắc phục hiện tượng rối loạn sinh lý trên cây có múi
Theo Singh và Singh (1980), thì khả năng phát triển của bệnh có thể được hạn chế bằng cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc đó cần có thêm nhiều nghiên cứu và thêm nhiều thời gian ứng dụng. Nó giống như việc cân bằng dinh dưỡng và liên kết các mô với nhau trong con tép có tác dụng nhiều tháng trước khi hiện tượng này xuất hiện. Để giảm hiện tượng kết hạt trên cây có múi ở Floriada (Mỹ), Ritennour et al. (2004) khuyến cáo nên thay đổi kỹ thuật canh tác như bón phân, quản lý nước, sử dụng gốc ghép không thúc đẩy sự sinh trưởng.
1.8 Nhận diện trái bị chai và KĐM 1.8.1 Trái bị chai 1.8.1 Trái bị chai
Theo Trần Văn Hâu và ctv. (2009) như sau: bóp nhẹ vào vỏ trái thấy hơi bị cứng so trái bình thường vỏ trái sẽ mềm. Vỏ trái quýt bị chai thường không bóng và láng như trái bình thường mà nhìn kỹ có thể thấy vỏ trái hơi nhám, túi dầu hơi thô. Trái bị chai sẽ không thể chuyển sang giai đoạn chín, vỏ trái vẫn còn màu xanh hơi cứng, tất cả các múi quýt bị khô. Theo Nguyễn Thụy Phương Chánh (2011), hiện tượng trái bị “chai” có thể xuất hiện vào thời điểm 118 NSĐT. Theo Nguyễn Hiếu Nhẫn (2011) và Lê Thanh Liêm (2012), mật độ trồng dày thì tỉ lệ trái chai nhiều hơn mật độ trồng thưa và tỉ lệ trái chai trong tán cao hơn ngoài tán do trái nhận được ít ánh sáng hơn.
Hình 1.2 Hiện tượng trái quýt Hồng bị chai. Đến giai đoạn trưởng thành nhưng trái quýt không lớn và vẫn giữ màu xanh, rất chậm hay không chuyển
sang màu vàng, trái quýt hơi cứng (Trần Văn Hâu và ctv., 2009)
1.8.2 Trái khô đầu múi (KĐM)
Trái bị KĐM theo mô tả của Trần Văn Hâu và ctv. (2009) như sau: trái quýt bị KĐM là trái có múi quýt bị khô một phần, nửa múi hay cả múi quýt. Trái quýt có hiện tượng KĐM thường là trái có kích thước lớn, phía trên cuống nhô lên, tạo thành những nếp nhăn, trái quýt hơi bị nhẹ.
Thời điểm KĐM được phát hiện tùy theo mùa vụ nhưng theo các nghiên cứu trước đây thì hiện tượng này xuất hiện vào giai đoạn trái trưởng thành. Theo Nguyễn Thụy Phương Chánh (2012), có thể nhận dạng đặc điểm bên ngoài của trái có hiện tượng khô đầu múi vào 188 NSĐT, tuy nhiên đến 203 NSĐT thì đặc tính bên trong mới khác biệt so với trái thường.
Hình 1.3 Hiện tượng trái quýt Hồng bị KĐM. (a) Trái quýt Hồng bị khô do nhận được quá ít ánh sáng; (b) Trái quýt Hồng bị khô do nhận được quá nhiều ánh sáng hoặc do thu hoạch trễ
1.8.3 Các yếu tố liên quan đến hiện tượng khô múi
Hiện tượng khô múi được ghi nhận là trở ngại lớn cho sản xuất quýt Fremont ở các tỉnh phía Bắc của Thái Lan như Chiang Mai, Phrae và Nan (Boonyakiat và Yantarasri, 2001). Đây là nguyên nhân làm giảm chất lượng và gây ra thiệt hại lớn cho người nông dân. Hiện tượng khô múi được cho là bị ảnh hưởng bởi tuổi cây, kích thước trái, năng suất của cây, thời gian thu hoạch và phân bón (Burns et al., 1998, trích dẫn bởi Boonyakiat và Yantarasri, 2001).
Theo kết quả điều tra của Trần Văn Hâu và ctv. (2009), hiện tượng KĐM trên trái quýt Hồng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do cây không đủ ánh sáng, cây còn tơ, cây sinh trưởng mạnh nhưng năng suất thấp. Ngoài ra kỹ thuật bón phân, mùa vụ, thời tiết (nhiệt độ lạnh trong quá trình trái trưởng thành) và thừa nước trong giai đoạn trái trưởng thành cũng ảnh hưởng đến hiện tượng KĐM trên trái quýt Hồng. Tổng hợp các yếu tố liên quan và biện pháp khắc phục hiện tượng khô múi được tóm lược trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng khô đầu múi trên trái Quýt Hồng theo ý kiến của nông dân được điều tra (%) tại Lai Vung, Đồng Tháp.
TT Nguyên nhân Tỉ lệ
(%) Khắc phục
1 Cây tơ (2 – 3 năm tuổi), ít trái 12 Ít bón phân N, cho trái nhiều
2 Bón phân không cân đối 2 Bón phân cân đối N,P,K
3 Mùa vụ 1
4 Thời tiết (nhiệt độ lạnh giai đoạn
trái trưởng thành) 1 Không khắc phục được
5 Thừa nước giai đoạn trái trưởng
thành (tháng 9 âl) 2 Không tưới thừa nước
6 Thiếu ánh sáng 70 Cắt bỏ những cành khuất
7 Cây quá tốt và trái ít 12 Ít bón N, cho nhiều trái
Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thí nghiệm được thực hiện tại vườn quýt Hồng của ông Nguyễn Hữu Hớn thuộc xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Từ tháng 09/2012 đến tháng 02/2013 và phân tích các chỉ tiêu phẩm chất trái trong phòng thí nghiệm của Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng – trường Đại học Cần Thơ.
Đặc điểm vườn ông Nguyễn Hữu Hớn được thiết kế liếp rộng 3,5 - 4 m, mương rộng 2,0 - 2,5 m, độ sâu mương 1,3 - 1,5 m, chiều cao của mặt liếp so với mực nước cao nhất trong năm 0,7 - 0,8 m.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
* Giống: quýt Hồng 8 - 10 năm tuổi, được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, trồng với mật độ 2,5 - 3,0 m x 2,5 - 3,0 m, có độ đồng đều về sinh trưởng, không có biểu hiện bất thường hay sâu bệnh, được chăm sóc trong cùng điều kiện và đang cho trái.
* Mẫu thí nghiệm: Lá và trái quýt Hồng.
* Hóa chất thí nghiệm:
- 2,6 diclorophenol indophenol 99% (Trung Quốc). - HCl đậm đặc 29%.
- Axit oxalic 98% dạng bột (Trung Quốc). - Phenolphtalein.
- NaOH.
- Và các hóa chất phân tích mẫu khác.
* Dụng cụ:
- Máy sấy hiệu Sibata (Nhật Bản). - Khúc xạ kế Atago (Nhật Bản).
- Máy đo màu Color Reader CR10 hiệu Konika Minolta (Nhật Bản). - Máy đo cường độ ánh sáng Lux meter (Đài Loan).
2.2 Phương pháp 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm có năm nghiệm thức, được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn lần lặp lại mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Nghiệm thức của thí nghiệm là các mức độ che sáng, các nghiệm thức được liệt kê như sau:
- Nghiệm thức 1: Đối chứng (Không che). - Nghiệm thức 2: Che sáng 10% ánh sáng. - Nghiệm thức 3: Che sáng 20% ánh sáng. - Nghiệm thức 4: Che sáng 30% ánh sáng. - Nghiệm thức 5: Che sáng 40% ánh sáng.
Vật liệu che sáng: Lưới nylon với các mức độ che từ 10% - 40% ánh sáng, có xuất sứ từ Thái Lan.
Cách che sáng: Lưới che ở phần trên của cây với các cột chống bằng tre và được căng ra bằng dây kẽm để giữ lưới che. Độ cao từ 6,0 - 7,0 m.
Hình 2.1 Cây quýt Hồng trong thí nghiệm được che bớt ánh sáng
2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi 2.2.2.1 Số liệu khí tượng 2.2.2.1 Số liệu khí tượng
Số liệu khí tượng được thu thập tại Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Đồng Tháp bao gồm nhiệt độ trung bình, số giờ nắng trung bình, độ ẩm trung bình và lượng mưa trung bình trong thời gian thí nghiệm.
Nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm dao động từ 26,1 - 28,6
o
C, đây được xem là khoảng nhiệt độ rất thích hợp cho sự phát triển của các loại cây thuộc họ cam quýt (23 - 29oC).
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Đồng Tháp)
Hình 2.2 Biểu đồ nhiệt độ trung bình/tháng và số giờ nắng trung bình/ngày tại tỉnh Đồng Tháp từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012
Tổng lượng mưa trong năm 2012 là 1.430,1 mm thấp hơn so với nhu cầu của cây quýt vào khoảng 1.500 - 2.000 mm/năm. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 4 và lượng mưa cao nhất trong năm vào tháng 7 đạt 353 mm. Độ ẩm trung