6. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Đốivới UBND tỉnh Bắc Ninh
Để thực hiện thống nhất các giải pháp quản lý thuế, chống thất thu ngân sách, đề nghị UBND tỉnh cần phải ban hành những văn bản quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chức năng trong việc phối hợp thực hiện công tác, kiểm tra thuế. UBND tỉnh cũng cần phải chủ trì ban hành các bảng khung giá của một số mặt hàng nhạy cảm, dễ bị các DN lợi dụng ghi giá bán thấp hơn thực tế để làm cơ sở cho ngành thuế áp giá ấn định tính thuế cho phù hợp (ví dụ như giá bán các loại gỗ, sắt, thép, cát, sỏi…)
Đi đôi với việc tạo điều kiện trong việc thành lập DN thì cũng phải gắn trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép trong việc kiểm tra ngành nghề trong giấy phép đăng ký DN. Vì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp khi thành lập có thể đăng ký đến mấy chục ngành nghề kinh doanh khác nhau từ sản xuất đến thương mại cũng như dịch vụ, ăn uống, nhưng khi triển khai chỉ kinh doanh từ 1 đến 2 ngành nghề. Do vậy cần có quy định nếu ngành nghề kinh doanh có trong đăng ký mà DN không triển khai hoạt động, thì sau 1 hoặc 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ năm sẽ rút giấy phép đối với các ngành nghề không hoạt động đó để giảm bớt việc lợi dụng kinh doanh bất hợp pháp của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Theo lộ trình Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt thì hoạt động kiểm tra thuế sẽ từng bước chuyển đổi từ cơ chế kiểm tra tràn lan, chưa khoa học sang cơ chế kiểm tra thuế dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của NNT, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, tin học hoá các phương pháp kiểm tra. Đồng thời, việc sắp xếp và tổ chức lại bộ máy kiểm tra thuế các cấp, việc tăng cường đào tạo, đào tạo lại kiến thức về pháp luật thuế, kế toán, nghiệp vụ kiểm tra, tin học, ngoại ngữ... cho các bộ làm công tác kiểm tra thuế cũng là một trong những việc cấp thiết của ngành thuế trong chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020. Để thực hiện thành công chiến lược cải cách hệ thống thuế đó cần rất nhiều yếu tố, trong đó có sự tập trung cao nhân lực, tài lực và sự nỗ lực rất lớn không chỉ từ phía chính sách của Nhà nước, Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế mà còn từ phía Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và các cán bộ công chức trong ngành thuế.
Thông qua công tác nghiên cứu, tác giả nhận thấy Công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý thu ngân sách của Cơ quan thuế mà còn góp phần tích cực trong việc chấn chỉnh công tác kế toán, hóa đơn chứng từ, việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của các doanh nghiệp được kiểm tra, ngăn ngừa các hành vi, vi phạm pháp luật, tạo môi trường bình đẳng hơn trong SXKD.
Với thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các DN NQD ở Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh mà tác giả đã tiến hành nghiên cứu và phân tích cho thấy: Bên cạnh những ưu điểm, thành tích của công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh góp phần không nhỏ vào kết quả chung của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua, thì vẫn còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ những nhược điểm cần phải tiếp tục hoàn thiện. Từ việc phân tích thực trạng, những tồn tại và nguyên nhân chính, tác giả đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị đó là các giải pháp: hoàn thiện các quy trình, phương pháp kiểm tra thuế; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác kiểm tra thuế; hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm tra; tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ tại CQT; làm tốt công tác xử lý kết quả sau kiểm tra và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế. Thực hiện đồng bộ những giải pháp, kiến nghị nêu ra sẽ góp phần quan trọng hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD nói riêng và công tác quản lý thuế nói chung tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh.
Với góc độ nghiên cứu của luận văn Thạc sỹ, mong muốn của tác giả rất nhiều, song do tính phức tạp đối với vấn đề nghiên cứu cũng như khả năng của bản thân còn mức độ, nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi một số khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý các cấp, các ngành, cũng như những ai quan tâm đến đề tài này để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn, đóng góp thiết thực hơn cho Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cho Ngành thuế nói chung./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
2. Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (2011), Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2011.
3. Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (2012), Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2012.
4. Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (2013), Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2013.
5. Hồ Hoàng Trường (2011), Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
6. Quốc Hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
7. Tổng cục thuế, Quyết định 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các
phòng thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
8. Tổng cục Thuế, Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 28/5/2008 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế.
9. Tổng cục Thuế (2013), Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2012.
10. Tổng cục Thuế (2014), Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2013.
11. Tạp chí thuế số 1+2 tháng 01/2011, Chiến lược tài chính giai đoạn 2011- 2015, đích đến với 5 mục tiêu lớn.
12. UBND tỉnh Bắc Ninh (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh năm 2012.
13. Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII
Trang Web: http://www.gdt.gov.vn; + http://www.mof.gov.vn; http://www.bacninh.gov.vn; + http://www.google.com.vn