6. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoà
quốc doanh trên địa bàn tỉnh
3.1.3.1. Những kết quả đạt được
Đến hết năm 2010, tỉnh Bắc Ninh có tổng số 4.013 DN NQD, đã tạo công ăn việc làm cho 24.717 lao động. Nhìn chung, các DN trên địa bàn tỉnh phát triển tốt, hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả, đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương như vốn, lao động, tay nghề, bậc thợ, nhất là ở những địa phương có làng nghề truyền thống. Kinh tế NQD đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu cho NSNN, cải thiện đời sống cho nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kết quả hoạt động về doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận: trong năm 2010, doanh thu thuần của DN khu vực NQD đạt: 38.769,8 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 748,70 tỷ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh đạt 2,11%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 1,93%. Năm 2010, hoạt động đầu tư trên địa bàn có nhiều thuận lợi, tổng vốn đầu tư đạt 19.987 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư của khu vực DN NQD đạt 11.413 tỷ đồng, chiếm 57,1% tổng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh.
Bắc Ninh luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ mọi người thành lập DN; tỉnh đã quy hoạch và thành lập các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề, nhằm giúp mọi người thành lập DN có điều kiện thuê được mặt bằng để đầu tư sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tỉnh luôn coi cải cách thủ tục hành chính là bước đột phá quan trọng và tiến hành cải cách sâu rộng trên các lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhất cho các doanh nghiệp giảm đến mức thấp nhất chi phí về thời gian và chi phí về tài chính khi tham gia đầu tư phát triển SXKD.
3.1.3.2. Hạn chế, thách thức của khu vực kinh tế NQD
Về phía cơ quan Nhà nước: việc phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý, hỗ trợ DN còn chưa chặt chẽ, đồng bộ; công tác hậu kiểm còn hạn chế, nhất là việc kiểm tra sau đầu tư, dẫn đến chưa nắm được đầy đủ tình hình đầu tư của DN để quản lý việc đầu tư theo đúng mục đích của dự án, đôn đốc tiến độ cũng như tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư của DN.
Về phía các doanh nghiệp: đa số các DN NQD có quy mô vốn nhỏ, vì vậy việc đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại (hầu hết là phải nhập từ nước ngoài) là rất khó khăn, trong khi muốn cạnh tranh với các DN nước ngoài thì phải không ngừng cải tiến trang thiết bị, giảm chi phí đầu vào; các DN NQD thường thiếu và khó khăn về mặt bằng sản xuất, do không được ưu tiên về mặt bằng sản xuất, thường phải sử dụng nhà riêng và thuê mướn của tư nhân với giá thuê đất cao; trình độ công nghệ thấp và chất lượng lao động còn hạn chế; trình độ quản lý và tay nghề chuyên không cao, số lượng chủ các DN NQD qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp và hầu như là chưa qua đào tạo chuyên môn. Còn công nhân chủ yếu là lao động thủ công, chỉ qua đào tạo nghề ngắn hạn hoặc là những lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang nên trình độ tay nghề vẫn còn nhiều hạn chế. Từ những đặc điểm nêu trên, cho cho thấy việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào hoạt động SXKD của DN NQD còn gặp nhiều khó khăn.
(Nguồn: Sở KHĐT Bắc Ninh)