6. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm
Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cần phải tiếp tục xây dựng các chỉ tiêu để xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm một cách khoa học, hợp lý dựa trên các tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật thuế của NNT, cân đối với nguồn nhân lực của đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế. Thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra theo từng chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng của kiểm tra.
Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, hình thành một chương trình kiểm tra có hiệu quả, mang lại nhiều số thu hơn cho NSNN và sự tuân thủ tốt hơn của tất cả NNT.
Xác định và thực hiện đầy đủ các bước trong trình tự kiểm tra: bao gồm 3 bước, các bước này có mối quan hệ liên quan chặt chẽ với nhau khi tiến hành kiểm tra:
Bước 1: chuẩn bị kiểm tra: trong bước chuẩn bị tiến hành kiểm tra cần
phải tổ chức nghiên cứu nắm vững đặc điểm tình hình của DN, trên cơ sở hồ sơ thuế và số liệu thu thập được để phân tích rõ những vấn đề khả nghi, những vấn đề nổi cộm cần đi sâu khi tiến hành kiểm tra thực tế. Căn cứ kết quả phân tích, đối chiếu với các văn bản pháp luật để xác định mục tiêu, nội dung thống nhất phương pháp kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu đó. Đồng thời, tổ chức lực lượng cán bộ kiểm tra cho phù hợp với yêu cầu, hoàn thành các thủ tục pháp lý cho cuộc kiểm tra.
Bước 2: tiến hành kiểm tra: căn cứ vào thực tiễn công tác kiểm tra thuế
trong thời gian qua tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, trọng tâm kiểm tra thuế đối với DN NQD trong thời gian tới là tập trung kiểm tra việc chấp hành chế độ hạch toán kế toán, quản lý hoá đơn, chứng từ, kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các DN trên địa bàn. Khi tiến hành kiểm tra phải đi đúng trọng tâm, trọng điểm không xa lầy những việc vụn vặt, cần phải thận trọng chu đáo, sử dụng các phương pháp kiểm tra cho phù hợp và đúng với quy định của pháp luật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bước 3: kết thúc kiểm tra: kết thúc mỗi cuộc kiểm tra phải có biên bản
hay kết luận kiểm tra, đề xuất những giải pháp xử lý đúng, có những kiến nghị hữu hiệu, ngoài ra phải tổ chức rút kinh nghiệm, sắp xếp tài liệu kiểm tra hồ sơ lưu giữ.
Thực tế tại Cục Thuế, có một số DN được đoàn kiểm tra đã chỉ ra các sai phạm về thuế nhưng khi kiểm tra lần sau vẫn mắc phải sai lầm cũ, hoặc có DN đã có kiến nghị xử lý của cán bộ kiểm tra nhưng không thực hiện, như vậy mục đích kiểm tra ở những đơn vị này là chưa đạt yêu cầu đề ra. Để đạt được mục đích đó cần phải bổ sung thêm bước thứ 4 trong quy trình kiểm tra, đó là bước phúc tra đảm bảo thực hiện những kết luận, kiến nghị của cán bộ kiểm tra. Trong bước này, các đoàn kiểm tra phải giám sát đối tượng kiểm tra trong việc thực hiện quyết định xử lý theo kết quả kiểm tra, phải xác định được nguyên nhân mà DN không thực hiện. Nếu do khách quan thì cần phải xem xét lại kết luận của đoàn kiểm tra. Ngược lại, nếu là nguyên nhân chủ quan thì phải có biện pháp xử lý thật nghiêm minh, đảm bảo cho kết quả của cuộc kiểm tra được thực hiện có hiệu quả.