6. Kết cấu của luận văn
4.1. Mục tiêu, yêu cầu đặt ra đốivới công tác kiểm tra thuế đốivớ
nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 xác định: mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Đối với công tác kiểm tra thuế, được xây dựng với mục tiêu cụ thể như sau: xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý kiểm tra thuế đối với NNT trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu NNT, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại NNT tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
Để phát huy có hiệu quả vai trò của công tác kiểm tra trong công tác quản lý thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách chống thất thu thuế trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, đáp ứng chiến lược cải cách hiện đại hóa của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngành thuế, tác giả xin gợi mở một số mục tiêu của công tác kiểm tra thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD nói riêng tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh như sau:
Thứ nhất, dựa trên cơ sở phân tích đánh giá, xác định mức độ rủi ro về
thuế, cần tăng cường kiểm tra thuế đối với: DN có nhiều chi nhánh, cửa hàng ở các địa phương khác nhau; tập trung vào lĩnh vực kinh doanh điện tử, điện máy, các hoạt động bán lẻ, nhà hàng ăn uống, dịch vụ…; các DN kê khai âm thuế cao, kê khai lỗ nhiều năm liền; các DN được ưu đãi thuế; các DN xây dựng, KD bất động sản; các cửa hàng, chi nhánh, đại lý bán xe ô tô, gắn máy; các DN hoàn thuế nhiều kỳ, có số hoàn thuế lớn… Hướng công tác kiểm tra vào việc sử dụng hóa đơn chứng từ của các DN. Mặt khác, cần phối hợp với cơ quan báo chí vận động người dân khi mua hàng phải yêu cầu đơn vị bán hàng cung cấp hóa đơn, xây dựng các chuyên mục thông tin về các thủ đoạn trốn thuế của một số DN để người dân biết
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ cho NNT: do chính
sách thuế thường xuyên có sự thay đổi cho nên bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT cần phải bố trí cán bộ có nhiệt huyết, có hiểu biết sâu về chính sách thuế và có khả năng giao tiếp, truyền đạt tốt.
Thứ ba, thực hiện phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan (hải
quan, ngân hàng, công an, quản lý thị trường, viện kiểm sát, tòa án) trong việc đấu tranh với các hành vi gian lận về thuế.