Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm tra thuế đốivới các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm tra thuế đốivới các

nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.5.1. Điều kiện kinh tế xã hội và trình độ dân trí

Điều kiện kinh tế xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế nói riêng. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thì hệ thống luật pháp sẽ dần được hoàn thiện, cơ sở trang thiết bị vật chất kỹ thuật ngày càng được hiện đại hoá và số lượng NNT không ngừng tăng lên nhanh chóng.... Tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

Hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động kiểm tra thuế đi vào khuôn khổ, đồng thời nó cũng giúp cho NNT hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, việc được đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại như: máy móc, thiết bị, hệ thống ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dụng tin học hiện đại tích hợp đầy đủ các thông tin về từng NNT nói riêng và các thông tin về ngành thuế nói chung cũng hỗ trợ cho công tác kiểm tra thuế được tiến hành thuận lợi, có tính chính xác và hiệu quả cao hơn.

Số lượng NNT ngày càng tăng cũng sẽ là một thách thức không nhỏ đến công tác kiểm tra thuế. Bởi vì, cùng với sự gia tăng về số lượng sẽ là sự đa dạng hoá các loại hình DN và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của NNT. Nếu không chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ (pháp lý, nhân lực, vật lực..), thì CQT, nhất là bộ phận kiểm tra sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho NSNN.

Trình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức tự tuân thủ của NNT ngày càng được cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động SXKD. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả các cuộc kiểm tra thuế, ngược lại, cũng vì sự hiểu biết về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn, tránh thuế của NNT ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận, giảm hiệu quả kiểm tra thuế.

1.2.5.2. Mô hình quản lý thuế

Thuế là một phạm trù kinh tế khách quan, đồng thời cũng là một phạm trù lịch sử. Thuế xuất hiện, tồn tại cùng với sự hình thành và tồn tại của Nhà nước với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Thuế luôn gắn chặt với sự phát triển của Nhà nước, sự thay đổi hình thái tổ chức nhà nước luôn kéo theo sự cải biến của hệ thống thuế. Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu từ thuế vào ngân sách đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu cần thiết, Nhà nước phải tổ chức việc quản lý thuế.

Quản lý thuế là hoạt động quản lý của Nhà nước mà CQT là đại diện, thông qua việc tổ chức, điều hành bộ máy ngành thuế, thực hiện hệ thống chính sách pháp luật thuế và hệ thống các qui trình quản lý thu, để động viên một phần thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc tiêu dùng hàng hoá, dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các thể nhân và pháp nhân vào NSNN, nhằm trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Quản lý thuế được thực hiện theo những mô hình quản lý nhất định. Lịch sử quản lý thuế cho thấy có 3 mô hình quản lý thuế cơ bản: mô hình quản lý theo sắc thuế, mô hình quản lý thu theo chức năng và mô hình quản lý thu theo NNT. Mỗi một mô hình đều có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế

- Mô hình quản lý theo sắc thuế

Đây là mô hình được “tổ chức sớm nhất” trong hoạt động quản lý thuế, được ngành thuế áp dụng dựa trên nguyên tắc “sắc thuế”. Theo mô hình này, CQT được tổ chức thành các bộ phận (phòng, ban) riêng biệt để chuyên trách quản lý một số sắc thuế cụ thể. Mỗi phòng, ban thực hiện tất cả các chức năng, các nghiệp vụ để quản lý thu đối với một hoặc một vài sắc thuế. Mô hình quản lý theo sắc thuế áp dụng có hiệu quả ở CQT Trung ương, do nhiệm vụ của cơ quan này là nghiên cứu, ban hành chính sách chế độ thu. Mô hình này thích hợp đối với những nước sử dụng các vấn đề nghiệp vụ cụ thể và quy trình quản lý khác nhau đối với mỗi sắc thuế.

Mô hình này phát huy hiệu quả cao nhất trong trường hợp kiểm tra một sắc thuế của một đối tượng nộp thuế, bởi tính chuyên môn hoá theo sắc thuế cao. Tuy nhiên, trong trường hợp kiểm tra một NNT nộp nhiều sắc thuế khác nhau, lại xảy ra hiện tượng chồng chéo về chức năng kiểm tra giữa các phòng ban. Vì ở bất kỳ phòng, ban nào cũng có các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các công việc như nhau, dẫn đến biên chế quản lý lớn, làm cho chi phí quản lý thu tăng lên. Trong khi đó rủi ro thất thu thuế vẫn cao do các chức năng, nghiệp vụ quản lý thuế được khép kín, độc lập trong một phòng, ban riêng biệt. Giữa các phòng, ban trong CQT không có sự liên kết nào nên hiện tượng thông đồng để trốn thuế giữa NNT và cán bộ kiểm tra thuế khó phát hiện nếu việc kiểm tra nội bộ thiếu chặt chẽ và không được tổ chức thường xuyên. Đồng thời, trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra thuế không được toàn diện vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ kỹ năng của họ chỉ là một sắc thuế, cho nên hiệu quả của công tác kiểm tra thuế sẽ không cao.

- Mô hình quản lý thu theo chức năng

Theo mô hình này, bộ máy quản lý thuế được tổ chức theo các nhóm chức năng, mỗi bộ phận thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế như: đăng ký thuế, xử lý tờ khai thuế và kế toán thuế, thanh tra thuế, thu nợ...). Quản lý thuế theo mô hình này cho phép CQT chuẩn hóa mạnh hơn về quy trình thủ tục làm việc đối với các loại thuế, đơn giản hóa hệ thống tin học và giao tiếp với đối tượng nộp thuế, đồng thời nâng cao hiệu quả chung của ngành.

Mô hình này thích ứng với mọi sự thay đổi về NNT và tạo ra sự kiểm tra chéo giữa các cán bộ thuế ở các bộ phận khác nhau, hạn chế tiêu cực nên giảm nguy cơ gian lận thuế, thất thu thuế bởi bất kỳ sự thông đồng nào giữa NNT và cán bộ thuế. Đồng thời, khắc phục được sự trùng lắp về chức năng kiểm tra giữa các phòng ban theo mô hình quản lý thu theo sắc thuế và góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra thuế. Tuy nhiên, do thông tin về NNT bị phân tán nên khi cần thông tin đầy đủ về NNT để tiến hành kiểm tra phải mất nhiều thời gian tổng hợp thông tin từ các phòng, ban chức năng khác nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kiểm tra thuế.

- Mô hình quản lý thu theo NNT

Đây là mô hình đang được áp dụng tại một số nước phát triển, theo mô hình này, NNT được phân loại để quản lý theo nhóm trên cơ sở đặc điểm và mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Do đặc điểm và mức độ tuân thủ pháp luật thuế của mỗi nhóm NNT là khác nhau nên mỗi nhóm cũng có những rủi ro khác nhau về số thu. Để quản lý hiệu quả những rủi ro này, CQT cần phải phát triển và thực hiện các chiến lược sao cho phù hợp với đặc tính và sự tuân thủ của từng nhóm đối tượng nộp thuế, do đó mỗi phòng, ban trong CQT sẽ chịu trách nhiệm quản lý một hoặc vài nhóm đối tượng cụ thể. Các nhóm NNT được phân chia dựa trên cơ sở qui mô hoạt động, hình thức sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hữu, ngành kinh tế ...Ví dụ: nhóm DN lớn, DN vừa và nhỏ, nhóm người làm công ăn lương….

Áp dụng mô hình này, hiệu quả công tác kiểm tra mỗi nhóm NNT khá cao, do có sự chuyên môn hoá theo đối tượng, kết hợp với chuyên môn hoá theo sắc thuế nên thông tin về NNT được tập trung khá đầy đủ tại các phòng, ban tương ứng và trình độ, năng lực của cán bộ kiểm tra thuế tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, do mỗi NNT chịu sự quản lý của một phòng, ban cụ thể nên vẫn có khả năng xảy ra tiêu cực trong quá trình kiểm tra thuế. Đồng thời, mô hình này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ kiểm tra có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao vì họ phải tiếp xúc và xử lý các vấn đề liên quan đến tất cả các sắc thuế của NNT.

Trên cơ sở các mô hình quản lý thuế cơ bản này, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn mô hình quản lý thuế phù hợp theo đặc điểm chính trị - kinh tế - xã hội và trình độ quản lý của mình, có thể là một trong số các mô hình cơ bản hoặc mô hình quản lý thuế kết hợp 2 hoặc cả 3 mô hình cơ bản trên.

1.2.5.3 Cơ chế quản lý thuế

Để tiến hành công tác thu nộp thuế, người ta thường chọn một trong hai cơ chế: một là CQT tính thuế và ra thông báo nộp thuế cho NNT; hai là NNT, tự tính, tự khai, tự nộp thuế.

- Cơ chế CQT tính và ra thông báo nộp thuế

Đây là cơ chế quản lý thuế theo đó định kỳ theo thời gian, căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các quy định của pháp luật thuế, NNT phải kê khai thuế và nộp tờ khai cho CQT. CQT nhận tờ khai, kiểm tra và tính thuế, sau đó thông báo số thuế phải nộp cho NNT biết; NNT có trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thuế theo thông báo vào Kho bạc nhà nước trong thời gian quy định; CQT kiểm tra, đối chiếu số thuế mà NNT đã nộp vào ngân sách với số thuế đã thông báo. Cơ chế này đảm bảo việc tính toán chính xác số thuế phải nộp vào NSNN của NNT, tuy nhiên cơ chế quản lý này có một số nhược điểm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Hiệu quả quản lý của CQT thấp do phải làm thay các công việc cho NNT, không đủ điều kiện tập trung thời gian và công sức cho công việc kiểm tra thuế…

+ Dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực giữa cán bộ thuế và NNT, làm thất thu NSNN.

+ Trách nhiệm pháp lý của NNT đối với tính chính xác của việc tính toán số thuế phải nộp không cao do số thuế họ phải nộp được xác định theo thông báo của CQT. NNT có thể tính toán số thuế phải nộp một cách qua loa, đại khái, nếu CQT kiểm tra, tính toán không kỹ thì có thể dẫn dến xác định sai số thuế phải nộp, làm thất thu ngân sách mà NNT không hề có lỗi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, cơ chế này mang tính áp đặt, không nâng cao được tính tự giác, trách nhiệm công dân của NNT. Do vậy, công tác kiểm tra thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn mà hiệu quả thu được không cao.

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, hiện nay các quốc gia trên thế giới đang chuyển sang thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế.

- Cơ chế cơ sở sản xuất kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế

Đây là cơ chế quản lý thuế, theo đó NNT căn cứ vào kết quả SXKD trong kỳ kê khai của mình và căn cứ vào các quy định của pháp luật về thuế, NNT tự tính thuế, tự kê khai và chủ động nộp thuế cho Nhà nước theo đúng thời hạn qui định của pháp luật. CQT không can thiệp vào quá trình khai thuế, nộp thuế của NNT trừ khi phát hiện các sai sót, vi phạm hoặc các dấu hiệu không chấp hành luật thuế. CQT có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để NNT hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT và thông qua công tác kiểm tra, để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi trốn thuế của NNT.

Với những nội dung trên, có thể thấy rằng phương thức quản lý thuế mới - cơ chế tự khai, tự nộp - có tính khách quan hơn và khắc phục được những hạn chế của cơ chế CQT tính và ra thông báo nộp thuế và tác động tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cực đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế.

1.3. Kinh nghiệm thực tế kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ở Cục Thuế một số tỉnh thành phố - bài học cho Cục thuế tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 31)