Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm tra thuế đốivới DN NQD

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 92)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm tra thuế đốivới DN NQD

- Hoàn thiện Quy trình kiểm tra thuế

Hoàn thiện quy trình kiểm tra thuế đối với từng loại hình DN. Luật Quản lý thuế đã quy định quy trình kiểm tra thuế chung đối với tất cả các loại hình DN, tuy nhiên do đặc thù của các DN là khác nhau, nên việc xác định số thuế phải nộp, căn cứ để xác định, cũng như vấn đề quản lý hoá đơn, chứng từ, vấn đề miễn, giảm…của các DN có sự khác nhau, cho nên khi thực hiện kiểm tra thuế đối với từng loại hình cần có quy trình riêng.

Đối với DN NQD do đặc điểm của loại hình DN này là về nguồn vốn và mọi vấn đề thường do chủ DN quyết định, việc ghi sổ sách kế toán của nhiều DN, nhất là các DN “gia đình” chỉ mang tính hình thức “đối phó” với CQT (khoản nào có chứng từ thì mới ghi sổ). Do vậy, công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD cũng cẫn phải có những biện pháp riêng cho phù hợp.

- Hoàn thiện phương pháp kiểm tra thuế

Thực hiện nguyên tắc chỉ tiến hành kiểm tra khi đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của DN theo các tiêu chí nhất định như: số thu hàng năm, mức độ tuân thủ pháp luật... Trên cơ sở đó xây dựng mô hình phân tích rủi ro theo loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh. Cần xây dựng hệ thống tiêu chí đối chiếu, so sánh để lựa chọn đối tượng kiểm tra nhằm hoàn thiện và phát huy mô hình phân tích rủi ro dựa trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của DN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đối chiếu số thuế phải nộp do DN kê khai với tình hình kinh doanh, doanh số của DN trong kỳ tính thuế. Sự biến động của doanh số thông thường sẽ tỷ lệ thuận với số thuế phải nộp, do vậy cần phải đối chiếu giữa các năm để tìm ra những điểm bất hợp lý trong quá trình kê khai thuế. Trong quá trình đối chiếu cần đặc biệt chú ý đến các trường hợp biến động doanh thu bất thường không phù hợp với quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, địa bàn…

So sánh tỷ suất lợi nhuận bình quân qua các năm và năm báo cáo với tỷ lệ tăng hoặc giảm thuế TNDN phải nộp theo kê khai qua các năm, nếu không có các lý do chính đáng thì bất cứ sụt giảm số thuế phải nộp nào cũng được coi là rủi ro thuế cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Đối chiếu số nợ thuế với tình hình kinh doanh, lỗ hoặc lãi trong kỳ tính thuế của DN. Tùy theo từng yêu cầu mà ta có thể lựa chọn nhiều cách đối chiếu và so sánh khác nhau. Thông thường DN được lựa chọn là những DN có tỷ lệ cao về rủi ro thuế (trừ các trường hợp kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc theo đơn thư tố giác). Phương pháp lựa chọn để đối chiếu, so sánh, phân tích có thể là phương pháp phân tích theo chiều ngang, phương pháp phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích tỷ suất.

Kiểm tra chi phí, đối chiếu với vấn đề thanh toán công nợ. Kiểm tra cân đối nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, hàng hoá, nguyên vật liệu, đối chiếu với các chứng từ gốc, các biểu kiểm kê đầu kỳ, so sánh thực tế qua kiểm kê với số tồn sổ sách hạch toán… trong đó chú ý các hợp đồng vay vốn, hợp đồng thanh toán trả chậm, liên quan đến hạch toán chi phí. Cần có sự kết hợp với các cơ quan như: Kiểm toán, Tư vấn, Ngân hàng để có những báo cáo tài chính trung thực và chính xác về kết quả hoạt động chuyển giao trong nội bộ DN. Đồng thời nắm bắt, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động thu, chi có liên quan đến hoạt động chuyển giao tại các DN có liên kết với nước ngoài và các DN có mối quan hệ với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cần phải linh hoạt khi phân tích các Báo cáo tài chính bởi vì các vấn đề trong Báo cáo tài chính rất phong phú, không theo một mô-típ chung. Khi kiểm tra, nếu phát hiện những vấn đề “không bình thường” trong Báo cáo tài chính của DN, thì cần phải có các cách nắm bắt khác nhau nhằm phát hiện được những vấn đề cần quan tâm để xử lý. Chẳng hạn đối với những DN thương mại thì cần chú trọng vào các chỉ tiêu như số lượng, giá bán, giá vốn hàng bán trên Bảng cân đối kế toán, so sánh với các chỉ tiêu có liên quan., hoặc đối với những DN vận tải thì lại cần xem xét chỉ tiêu chí phí nhiên liệu và tiền lương, tiền công, so với trọng lượng, độ dài vạn chuyển…Với từng chỉ tiêu, việc phân tích số tuyệt đối hay số tương đối, so sánh mối tương quan giữa các chỉ tiêu này phải được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp.

Một vấn đề quan trọng là phải xây dựng được các tiêu chí nhận diện hành vi, vi phạm ngay từ khi DN bắt đầu được thành lập để tránh các trường hợp DN thành lập nhằm mua bán hóa đơn hoặc các hành vi che dấu doanh thu, hành vi gian lận trong kê khai hạch toán chi phí…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)