Sự cần thiết của công tác kiểm tra thuế đốivới DN ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 26)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Sự cần thiết của công tác kiểm tra thuế đốivới DN ngoài quốc doanh

- Thứ nhất, góp phần tăng thu cho NSNN

Khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, cũng như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng phải cam kết tham gia vào một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Theo đó, chúng ta phải cam kết cắt giảm biểu thuế nhập khẩu bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5-7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm. Ngoài ra, chúng ta cũng cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp nhất. Từ những cam kết đó thì số thu về thuế xuất, nhập khẩu sẽ bị giảm đi đáng kể, ảnh hưởng lớn tới số thu của NSNN.

Tăng cường công tác kiểm tra thuế là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sự ổn định cho nguồn thu NSNN. Thông qua công tác kiểm tra thuế sẽ phát hiện kịp thời các DN khai man, khai không đúng nhằm trốn, lậu thuế, nợ đọng tiền thuế… qua đó, xử lý truy thu thuế làm tăng nguồn thu cho NSNN.

- Thứ hai, góp phần nâng cao hiệu quả công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp

Thông qua công tác kiểm tra thuế, CQT có thể nắm bắt được tình hình hạch toán kế toán của DN, có thể phát hiện ra những DN hạch toán sai gây thất thu NSNN. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra thuế cũng sẽ giúp cho NNT nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn pháp luật về thuế, qua đó NNT sẽ tự giác chấp hành đúng pháp luật về thuế.

Thông qua công tác kiểm tra thuế, CQT sẽ chỉ ra cho NNT thấy được những sai sót và cơ sở pháp lý xử lý sai sót, chỉ ra cho NNT thấy được những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong việc chấp hành pháp luật thuế. Đồng thời, cũng chỉ ra cho người vi phạm vô thức rằng họ cần phải học tập, nghiên cứu pháp luật thuế để không tiếp tục vô tình vi phạm pháp luật thuế nữa.

- Thứ ba, góp phần thúc đẩy chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ của doanh nghiệp

Thông qua công tác kiểm tra thuế, CQT có thể nắm bắt tình hình thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ của DN cũng như tình hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chấp hành pháp luật của DN. Từ việc nắm bắt tình hình thực hiện chế độ sổ sách, hoá đơn CQT có biện pháp quản lý hoá đơn phù hợp, xử lý kịp thời các hành vi cố tình thực hiện sai chế độ, chính sách, để trốn thuế, gian lận thuế một cách thích đáng

- Thứ tư, góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng

Điểm nổi bật trong nền kinh tế thị trường đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế. Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho một số DN có tài sản, tiền vốn, kỹ thuật, khả năng kinh doanh, khả năng thích ứng cao với sự biến động của thị trường, chăm chỉ làm ăn cho phép họ làm giàu một cách chính đáng.

Tuy nhiên, tình trạng gian lận thuế diễn ra ngày càng nhiều, điều đó làm giảm bớt đi tính công bằng của thuế, hơn nữa càng những DN có số thu lớn thì lại càng tìm mọi cách để ghi giảm doanh thu nhằm giảm số thuế phải nộp. Chính vì tình trạng thất thu thuế dẫn đến việc tái phân phối thu nhập xã hội thiếu công bằng, thiếu bình đẳng trên mặt bằng cạnh tranh và khuyến khích sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Đây chính là một yêu cầu, một mục tiêu quan trọng đặt ra đối với công tác quản lý thuế của ngành thuế nhằm vừa đảm bảo số thu cho NSNN, vừa đảm bảo công bằng xã hội. Mà một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác quản lý thuế để thực hiện đồng thời các mục tiêu trên đó là cần thiết phải nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 26)