Thực trạng công tác kiểm tra thuế đốivới DN NQD tại Cục Thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 62)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế đốivới DN NQD tại Cục Thuế

nhiệm vụ chuyên môn được hoàn thành, tình trạng khiếu kiện của DN với CQT hầu như không có, qua đó đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua.

3.3.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

Công tác kiểm tra thuế ở Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh được thực hiện theo đúng Quy trình kiểm tra thuế được ban hành kèm theo quyết định số 528/QĐ- TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục Thuế. Quy trình được xây dựng theo hướng quy định rõ trình tự công việc phải thực hiện, phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể việc thực hiện các bước trong quy trình của các bộ phận, cá nhân trong bộ máy quản lý thu thuế của Cục Thuế. Cụ thể theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ quy trình kiểm tra thuế

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra

Bước 2: Thực hiện phân tích hồ sơ DN trong kế hoạch kiểm tra

Bước 3: Tổ chức kiểm tra tại trụ sở NNT theo quyết định

Bước 4: Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bƣớc 1: Lập kế hoạch thanh tra

Bƣớc 2: Thực hiện phân tích sâu các DN trong kế hoạch kiểm tra

- Công việc chuẩn bị kiểm tra: tập hợp, phân tích thông tin chuyên sâu về DN; kiểm tra hồ sơ tại CQT; xác định nội dung, phạm vi và hình thức kiểm tra tại trụ sở của DN.

- Thành lập đoàn kiểm tra.

Bƣớc 3: kiểm tra, tra cơ sở của DN theo quyết định

- Ban hành quyết định kiểm tra.

- Thực hiện kiểm tra xem xét số liệu và xác lập hồ sơ chứng lý. - Xử lý kết quả kiểm tra.

- Báo cáo đánh giá kết quả cuộc kiểm tra. - Lưu trữ hồ sơ.

- Theo dõi việc thực hiện quyết định xử lý.

Bƣớc 4: báo cáo thực hiện kế hoạch và kết quả kiểm tra

Qua thực tiễn áp dụng quy trình này, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế do hạn chế được tình trạng thông đồng giữa NNT và cán bộ thuế, đồng thời phát hiện sai sót, vi phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng cụ thể có tác dụng tạo nên sự chuyên môn hoá trong công việc và phù hợp với trình độ của từng cán bộ, tạo điều kiện cho việc kiểm tra và giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Lập kế hoạch kiểm tra thuế là một khâu quan trọng trong công tác kiểm tra của Ngành thuế, công việc này được tiến hành hàng năm nhằm đạt được các mục tiêu:

- Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực kiểm tra

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra thuế - Khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của DN

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế là cơ sở để quyết định thời gian, nhân lực cho cả quá trình kiểm tra thuế; Hiện nay, tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, công tác kiểm tra thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD nói riêng đã chuyển hẳn sang cơ chế kiểm tra theo mức độ vi phạm về thuế, theo mức độ rủi ro về thuế. Với sự thay đổi trong công tác lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT trong thời gian qua phòng kiểm tra thuế số 2 đã đạt được những kết quả nhất định sau:

Bảng 3.2: Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT đối với các DN ngoài quốc doanh tại Cục Thuế Bắc Ninh

Năm Số lƣợng DN quản Tổng kế hoạch kiểm tra Thực tế kiểm tra tỷ lệ hoàn thành KT so với kế hoạch (%) tỷ lệ DN đã kiểm tra (%) tỷ lệ DN trong kế hoạch kiểm tra (%) 1 2 3 4 5=4/3 6=4/2 7=3/2 2011 804 90 83 92,2 10,3 11,2 2012 830 94 93 98,9 11,2 11,3 2013 898 119 118 99,2 13,1 13,3

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh

Qua bảng số liệu ta thấy, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế đã hạn chế được việc kiểm tra các DN tràn lan do hoạt động kiểm tra thuế được thực hiện trên cơ sở chương trình kế hoạch đã được phê duyệt ngay từ đầu năm.

Năm 2011, số đơn vị trong kế hoạch kiểm tra so với số lượng DN quản lý chiếm 11,2%, năm 2012 tăng lên là 11,3%, năm 2013 là 13,3%. Số đơn vị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thực tế được kiểm tra cũng tăng lên đáng kể: trong năm 2011 số đơn vị thực tế kiểm tra so với số DN phải kiểm tra theo kế hoạch chiếm 92,2%, năm 2012 tăng lên là 98,9%, năm 2013 tăng lên 99,2 % tương ứng với việc kiểm tra nhiều hơn năm 2011 là 25 DN.

Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế đối với DN NQD của toàn ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh nói riêng vẫn còn mang nặng tính hình thức, chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch, chưa đi sâu phân tích và căn cứ vào kết quả phân tích thông tin DN để lập kế hoạch sát đúng với yêu cầu. Nguyên nhân là do cơ sở dữ liệu về DN chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu để áp dụng kỹ thuật xây dựng kế hoạch kiểm tra trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu, đánh giá rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật…theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.

Mặt khác, sự phối hợp giữa bộ phận xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý và cán bộ kiểm tra chưa chặt chẽ, sự năng động trong việc khai thác thông tin từ bên ngoài của cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế…dẫn đến khả năng đánh giá, phân tích đối với DN chưa cao. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của DN chưa được xây dựng hoàn chỉnh, có quá nhiều các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ vi phạm, các tiêu chuẩn phân loại DN để xác định phạm vi chưa rõ ràng… đã gây khó khăn cho việc lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế.

3.3.2.2. Công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD, tại trụ sở CQT

* Kiểm tra tính đầy đủ, tính pháp lý và thời hạn khai thuế của DN.

- Hồ sơ khai thuế GTGT gồm:

+ Đối với hồ sơ khai thuế GTGT hàng tháng là tờ khai thuế GTGT theo tháng kèm theo các phụ lục, bảng kê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Đối với hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh (tờ khai dành cho dự án đầu tư, tờ khai trực tiếp trên doanh số vãng lai) là tờ khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh kèm theo các phụ lục, bảng kê.

- Hồ sơ khai thuế TNDN gồm:

+ Đối với hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý là tờ khai thuế TNDN quý

+ Đối với hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN là tờ khai quyết toán thuế, BCTC năm hoặc BCTC tính đến thời điểm chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu DN

- Hồ sơ khai thuế phải theo đúng mẫu quy định, được ghi đầy đủ các chỉ tiêu, có chữ ký của người có thẩm quyền, có đóng dấu của cơ sở kinh doanh. Trường hợp NNT phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót, thì NNT có quyền nộp bản hồ sơ thay thế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định. Thời điểm CQT nhận được bản hồ sơ thay thế của DN được xác định là thời điểm nộp hồ sơ thuế. Trường hợp đã hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, nếu NNT phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót, thì NNT được quyền khai bổ sung hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai bổ sung được nộp bất kỳ vào thời gian nào trước khi CQT công bố quyết định kiểm tra tại DN. Khi khai bổ sung, NNT phải tự xác định số thuế phải nộp và số tiền chậm nộp tiền thuế (nếu có) theo quy định.

Từ năm 2007, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã triển khai phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK), với công nghệ mã vạch 2 chiều cho các DN đang hoạt động trên địa bàn. Đây là phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ DN trong việc xử lý tính toán lập các tờ khai thuế theo quy định của pháp luật, kiểm tra tính ràng buộc giữa các chỉ tiêu, giữa tờ khai với các phụ lục kèm theo… Nhờ có ứng dụng này mà các DN đã rất thuận lợi trong việc khai thuế, tránh được các lỗi kê khai thông thường. Phần mềm này cũng giúp cán bộ thuế giảm bớt được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ rất nhiều thời gian, nhân lực, sai sót trong quá trình nhập thông tin dữ liệu của NNT cũng như kiểm tra ban đầu về hình thức, thủ tục khai thuế.

- Hồ sơ khai thuế được nộp tại bộ phận “một cửa” hoặc được nộp theo đường công văn; khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ tiếp nhận đều phải thực hiện công tác kiểm tra ban đầu về mẫu biểu hồ sơ, thủ tục, đóng dấu ngày nhận… Các trường hợp phát hiện sai sót đều được hướng dẫn kịp thời (nếu NNT nộp trực tiếp) cho nên chất lượng hồ sơ khai thuế của DN trong những năm qua đã tăng rõ rệt, những sai sót về thủ tục hồ sơ, lỗi số học… đã giảm đáng kể.

Thông qua kết quả của công tác kiểm tra tại bàn về tính đầy đủ, pháp lý của hồ sơ thuế đã có tác động rất lớn đến tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

* Nội dung kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trong hồ sơ khai thuế như sau: - Đối với tờ khai thuế GTGT cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Chỉ tiêu [22]: Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang, chỉ tiêu này phải bằng chỉ tiêu [43] của tờ khai tháng trước.

+ Kê khai hóa đơn không hợp lệ như: sai MST, tên DN, địa chỉ, hóa đơn bị sửa, xóa…..

+ Cấn trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế GTGT chưa nộp của kỳ trước.

+ Tính vào số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá nhập khẩu theo thông báo của Hải Quan, trong khi chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu đó.

+ Không ghi chú thời hạn thanh toán đối với Hóa đơn GTGT mua vào trên 20 triệu chưa thanh toán qua ngân hàng.

+ Hạch toán, kê khai không đúng thời gian, quá thời hạn kê khai 6 tháng nhưng vẫn kê khai khấu trừ thuế GTGT.

- Đối với tờ khai thuế TNDN tạm tính dành cho NNT khai từ thu nhập thực tế phát sinh cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Đối chiếu doanh thu phát sinh trong kỳ với doanh thu trong các tờ khai thuế GTGT hoặc tờ khai thuế TTĐB trong cùng kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + So sánh tỷ lệ chi phí trong kỳ trên doanh thu với các tờ khai của quí trước. + Các chỉ tiêu điều chỉnh tăng, giảm lợi nhuận trong kỳ (nếu có) phải có thông báo yêu cầu NNT giải trình.

- Đối với tờ khai thuế TNDN tạm tính dành cho NNT khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu được xác định dựa trên tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu quyết toán thuế năm trước hoặc quí trước, nếu năm trước cơ sở kinh doanh bị lỗ không có thu nhập chịu thuế.

+ Thông báo để NNT giải trình đối với tờ khai thuế có mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi, số thuế thu nhập dự kiến miễn, giảm.

- Đối với hồ sơ quyết toán thuế TNDN: khi kiểm tra tờ khai quyết toán thuế TNDN cần đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai với các tài liệu kèm theo như:

+ Đối chiếu chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN với chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN trong phụ lục “kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”

+ Đối chiếu chỉ tiêu “Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được từ nước ngoài” với chỉ tiêu này trong phụ lục “ thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế”

+ Đối chiếu chỉ tiêu “Lỗ từ các năm trước chuyển sang” với chỉ tiêu này trong mục “chuyển lỗ”

+ Đối chiếu chỉ tiêu “thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất khác mức thuế suất 25%” và chỉ tiêu “thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ tính thuế” với các chỉ tiêu nêu trên trong bảng phụ lục “thuế TNDN được ưu đãi”.

+ Đối chiếu chỉ tiêu “thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuế đất”, “số lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất từ những năm trước được chuyển”, “Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền thuê đất” với các chỉ tiêu trên trong bảng phụ lục “thuế TNDN đốivới hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất”. Các chỉ tiêu khác trong tờ khai quyết toán thuế TNDN cần đối chiếu với bản báo cáo tài chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ của cơ sở kinh doanh và có đối chiếu với các chỉ tiêu trong tờ khai quyết toán thuế TNDN các năm trước

+ Khi kiểm tra phụ lục “kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh” cần đối chiếu với các chỉ tiêu “doanh thu “ và “chi phí” với số cộng dồn các chỉ tiêu này trong “tờ khai thuế TNDN tạm tính trong năm”.

+ Kiểm tra phụ lục “thuế TNDN đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất” cần đối chiếu với số liệu tổng hợp các “tờ khai thu thuế TNDN (mẫu số 02/TNDN)” phát sinh trong năm, trong đó chú ý: giá thực tế chuyển quyền (đồng/ m2), doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất, thuế TNDN phải nộp theo thuế suất 25%, tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí, thuế thu nhập bổ sung theo biểu lũy tiến từng phần, tổng số thuế thu nhập phải nộp ngân sách…

+ Kiểm tra phụ lục “thuế TNDN được ưu đãi” xác định điều kiện và mức độ ưu đãi thuế. Khi kiểm tra cần đối chiếu các điều kiện, thời hạn để được ưu đãi miễn giảm thuế tương ứng với các điều kiện đáp ứng được theo chế độ quy định và tiến hành xác định số thuế TNDN được miễn, giảm.

Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công chức Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh nói chung và cán bộ phòng kiểm tra thuế số 2 nói riêng, công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD tại trụ sở Cơ quan thuế trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định góp phần tăng thu ngân sách. Cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT

Năm Số hồ kiểm tra Số hồ chấp nhận Số hồ sơ điều chỉnh Số điều chỉnh tăng (tỷ đồng) Số điều chỉnh giảm Số hồ sơ ấn định Số thuế ấn định Số hồ sơ đề nghị, TT kiểm tra tại trụ sở NNT 2011 7.548 7.526 22 7,2 0 0 0 145 2012 9.476 9.472 4 1,2 0 0 0 160 2013 7.972 7.958 7 1,5 0 0 0 172

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong ba năm từ 2011, đến 2013, việc thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế đã đạt được kết quả nhất định: Trong cả ba năm Cục thuế đã kiểm tra được 24.996 lượt hồ sơ của hơn 2.000 DN trên tổng số 2.532 DN ngoài quốc doanh do Cục Thuế quản lý (số chênh lệch chủ yếu là do các DN ngừng nghỉ, giải thể), số thuế điều chỉnh tăng là 7,5 tỉ đồng. Số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)