6. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đốivới Tổng cục Thuế
Thứ nhất, hiện tại công tác kiểm tra thuế đang được thực hiện theo quy
trình 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục Thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp, nhiều điểm bị lạc hậu so với chính sách thuế mới sửa đổi bổ sung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cần quy định lại về thời gian cụ thể đối với các hoạt động kiểm tra cho phù hợp với Luật quản lý thuế, bao gồm: thời hạn công bố quyết định kiểm tra, thời hạn tiến hành, thời gian gia hạn, thời gian ra kết luận. Thực tế cho thấy quy trình kiểm tra này cho phép thời gian giải trình quá dài (10 ngày đối với giải trình lần 1 và 5 ngày đối với giải trình lần 2) dẫn đến việc kiểm tra chậm, không đạt được chỉ tiêu về số lượng DN phải kiểm tra trong kỳ. Đối với trường hợp DN không giải trình thì cũng chưa có quy định mức phạt, do đó chưa gắn được trách nhiệm của DN với việc giải trình số liệu theo yêu cầu của CQT. Về thời hạn 5 ngày làm việc đối với một cuộc kiểm tra là ngắn, nếu CQT không kết thúc cuộc kiểm tra thì làm việc không đúng quy trình, nếu kết thúc thì lại không đủ thời gian để thu thập chứng cứ, số liệu… Trong những năm gần đây, các trường hợp DN khởi kiện các CQT đã xảy ra ngày càng nhiều, do vậy nếu hồ sơ kiểm tra thuế của CQT chưa được xác minh đầy đủ số liệu, chứng cứ thì rất dễ xảy ra tình trạng CQT thua kiện.
Thứ hai, Tổng cục Thuế nên ban hành văn bản hướng dẫn căn cứ để
xác định giá giao dịch thông thường trên thị trường (giá bán buôn, giá bán lẻ, giá được khảo sát tại các chợ, trung tâm thương mại, giá từ các cơ sở kinh doanh...) để làm cơ sở ấn định giá tính thuế. Giá giao dịch thông thường trên thị trường có thể thu thập từ giá bán do cơ sở kinh doanh kê khai với CQT; thông tin về giá từ các cơ quan quản lý nhà nước khác (cơ quan hải quan, Sở Công thương); thông tin từ các Hiệp hội các ngành hàng; thông tin về giá mua, giá bán hàng hóa cùng chủng loại của cơ sở kinh doanh tại cùng địa phương hoặc ở địa phương khác; thông tin thu thập từ người tiêu dùng (giấy biên nhận thanh toán, phiếu thu tiền...); hoặc tham khảo giá hàng hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, bản tin thị trường, website…
Thứ ba, hiện nay công tác kiểm tra thuế được thực hiện qua 02 giai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sơ khai thuế, tờ trình, thông báo giải trình bổ sung, biên bản làm việc với NNT, tờ trình, quyết định kiểm tra (QĐKT), biên bản giao QĐKT, biên bản công bố QĐKT, biên bản làm việc với NNT, biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, quyết định xử lý…) chưa kể một số thủ tục phát sinh do NNT giải trình lần 2, hoặc khi đoàn kiểm tra cần gia hạn thời hạn kiểm tra, hoặc đề xuất UBND huyện, thị xã, Thanh tra Sở Tài chính ban hành quyết định xử phạt về kế toán…, còn về thời gian thì mỗi cuộc kiểm tra có thể kéo dài trên 10 ngày. Với khối lượng công việc lớn như thế, trong khi lực lượng cán bộ chưa đủ để đáp ứng, do vậy cần phải giảm bớt những thủ tục không cần thiết và áp dụng một cách linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, đối với những trường hợp kinh doanh nhỏ, lẻ, hoặc không có dấu hiệu vi phạm thì chỉ cần kiểm tra tại trụ sở CQT. Hoặc thay vì kiểm tra toàn bộ, công tác kiểm tra có thể chỉ tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, kiểm tra theo chuyên đề.