Giới thiệu về cây Thanhlong Bình Thuận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển thương hiệu thanh long Bình thuận đến năm 2020 (Trang 38)

- Không chọn lọc người xem

2.1.2.1. Giới thiệu về cây Thanhlong Bình Thuận

Cây Thanh long (Hylocerut undatus) thuộc họ Xương Rồng (Cactaceae) có nguồn gốc ở vùng sa mạc Trung Mỹ thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được du nhập vào Việt Nam khá lâu đời, riêng tại Bình Thuận được biết đến từ đầu thế kỷ 20 và phát triển rất nhanh từ những năm 1990 trở lại đây.

Thanh long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nắng, nóng nhưng không chịu được giá lạnh, thích hợp khi trồng ở những nơi có số ngày nắng cao, thời gian chiếu sáng dài và cường độ ánh sáng mạnh, ánh sáng toàn phần, khi bị che khuất thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho ra quả, quả nhỏ và chất lượng không cao. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu, đất phèn, đất đỏ latosol… nhưng thích hợp nhất là đất xám bạc màu. Thanh long có khả năng thích ứng với độ chua của đất rất khác nhau. Cũng như những cây thuộc họ xương rồng, Thanh long chịu đựng độ mặn kém, là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập nước, thích hợp ở những nơi có lượng mưa trung bình.

Cây Thanh long là cây ăn quả đặc sản của Bình Thuận vì điều kiện tự nhiên của Bình Thuận rất phù hợp với đặc điểm sinh học của cây Thanh long. Từ trước những năm 1990, cây Thanh long đã được trồng tại Bình Thuận nhưng chưa được phổ biến, việc trồng lấy quả chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân (thờ phụng). Nhưng từ sau năm 1990, do nhu cầu tiêu dùng quả Thanh long ngày càng tăng, quả Thanh long không những được người tiêu dùng trong nước ưa thích mà còn là quả xuất khẩu chủ lực của Bình Thuận.

Thanh long được trồng phổ biến với giống Thanh long ruột trắng (thường gọi là Thanh long Bình Thuận và Thanh long Chợ Gạo – Tiền Giang). Thanh long ruột trắng có tỷ lệ thụ phấn cao và thường có hai dạng quả: Quả dài và quả tròn, tuy nhiên qua quá trình chọn lựa, lai tạo đến giờ trên đất Bình Thuận có hai giống Thanh long đó là Thanh long ruột trắng và Thanh long ruột đỏ xếp vào hàng đặc sản Việt Nam. Đó cũng là

hai giống Thanh long trồng phổ biến và trong đó Thanh long ruột trắng có số lượng nhiều nhất tại Bình Thuận hiện nay. Hàng chục năm nay tại các chợ, các hàng quán ven đường ở Bình Thuận bày bán khá nhiều Thanh long. Vào các huyện có nhiều vùng trồng Thanh long như Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết, Hàm Tân... có

khá nhiều hộ làm giàu từ trồng Thanh long.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển thương hiệu thanh long Bình thuận đến năm 2020 (Trang 38)