Xây dựng mối liên kết bốn nhà “Nhà vườn – Nhà Doanh nghiệp – Nhà Khoa học Nhà nước”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển thương hiệu thanh long Bình thuận đến năm 2020 (Trang 83)

- Yếu tố con người vẫn là thách thức lớn nhất trong việc tuân thủ các quy trình trồng Thanh long, đạt các chứng nhận quốc tế cũng như các yêu cầu chặt chẽ

3.2.8.1.Xây dựng mối liên kết bốn nhà “Nhà vườn – Nhà Doanh nghiệp – Nhà Khoa học Nhà nước”

Khoa học - Nhà nước”

Như đã phân tích ở trên, mối liên kết giữa người dân và DN tại Bình Thuận còn rất kém, DN bỏ rơi người dân khi giá thấp còn giá cao thì người dân trữ hàng không bán cho DN, DN phải mua hàng gián tiếp thông qua thương lái làm tăng giá thành, bên cạnh đó do thu mua từ nhiều nguồn khác nhau nên DN không kiểm soát được chất lượng. Chính quyền và DN chưa có liên kết trong điều tra, nghiên cứu và phát triển thị trường.

Phần lớn Thanh long xuất khẩu qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch (phi mậu dịch), không thanh toán qua hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho thương lái Trung Quốc dựa vào sự thiếu liên kết giữa chính quyền và DN, cũng như giữa các DN với nhau để ép giá. Điều này khiến Nhà nước khó khăn trong công tác kiểm soát, dự báo để đưa ra các chính sách kịp thời và phù hợp.

Hoạt động quản lý, điều hành kinh doanh của DN địa phương còn yếu kém do nhiều DN chủ yếu từ người nông dân phát triển đi lên, thiếu kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh. Bên cạnh đó, thông tin giữa các DN chưa hiệu quả, mạnh ai nấy bán, không có mối liên kết với nhau. Điều này, dẫn đến việc giá Thanh long thay đổi thất thường và sức mạnh đàm phán của DN yếu đi.

Nông dân vẫn có thói quen bán hàng trôi nổi, phụ thuộc thương lái. Nhiều người vẫn còn nhận thức là quả phải to, đẹp thì giá bán mới cao (vì thị trường Trung Quốc chiếm phần lớn lượng xuất khẩu) nên khi trồng theo VietGAP, tới gần lúc thu hoạch, họ lại sử dụng thuốc để cho quả trở nên căng, đẹp dẫn đến làm tăng dư lượng

thuốc trong quả khiến DN không xuất khẩu được qua các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật...

Những vấn đề nêu trên là những tồn tại, hạn chế trong mối liên kết bốn nhà “Nhà vườn – Nhà Doanh nghiệp – Nhà Khoa học - Nhà nước”.

Nhằm giảm sự lệ thuộc từ phía thương lái Trung Quốc, chủ động trong việc tìm đầu ra, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và sức mạnh đàm phán của DN, việc tạo dựng mối liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà “ Nhà vườn – Nhà Doanh nghiệp – Nhà Khoa học – Nhà nước” là một yêu cầu cáp bách để phát triển thương hiệu Thanh long Bình Thuận.

Từ những tồn tại, hạn chế và mục tiêu đặt ra, những giải pháp cụ thể để xây dựng mối liên kết bốn nhà “Nhà vườn – Nhà Doanh nghiệp – Nhà Khoa học - Nhà nước” là:

Một là, Chính quyền chủ trì tổ chức thành lập, phát triển các liên minh sản

xuất Thanh long mới dựa theo khuôn mẫu các liên minh đang hoạt động rất thành công trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân và DN để họ thấy lợi ích của việc tham gia liên minh sản xuất. Bên cạnh đó, Chính quyền giao cho Hiệp hội Thanh long đứng ra làm người hỗ trợ tư vấn về hợp đồng, hỗ trợ về vốn sản xuất và kinh doanh để khuyến khích nông dân và DN thành lập liên minh sản xuất.

Hai là, Chính quyền và DN nên hợp tác cùng với Hiệp hội Thanh long Bình

Thuận trong việc hình thành ban nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển thị trường nhằm tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó chính quyền có những chính sách quy hoạch, hỗ trợ xuất khẩu thích hợp, còn DN thì có thể đưa ra các kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh thích hợp. Tránh tình trạng “Doanh nghiệp ỷ lại vào Nhà Nước” hay “Nhà nước phó mặc cho DN”.

Ba là, Chính quyền, DN hỗ trợ nhà khoa học tiến hành xây dựng, phát triển

các đề án nghiên cứu khoa học nhằm đưa ra giải pháp phát triển Thanh long Bình Thuận. Bên cạnh đó, cần kiểm nghiệm, đánh giá kết quả và hiệu quả của các đề án nghiên cứu. Kế hoạch tài chính giao cho chương trình hay đề tài nghiên cứu phải

được đảm bảo từ khâu phòng thí nghiệm đến khâu chuyển giao công nghệ, hướng dẫn người nông dân, DN đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất đại trà.

Bốn là, Doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho công tác đào tạo và tái đào tạo

cán bộ quản lý để nâng cao năng lực điều hành kinh doanh, làm ăn có hiệu quả nhằm tạo lợi nhuận để tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường.

Năm là, Chính quyền cần xây dựng hệ thống tổ chức thu mua Thanh long phục vụ xuất khẩu gắn với chính quyền địa phương trong từng vùng và có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Tiến tới hình thành tổ hợp tác thu mua Thanh long thống nhất giữa các địa phương theo phương thức và giá sàn quy định của Nhà nước. Khung giá sàn được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất từng vụ giúp nông dân có động lực tiếp tục sản xuất. Ngoài ra, hệ thống tổ chức thu mua này có thể ảnh hưởng tới việc quyết định chất lượng quả Thanh long bằng cách đưa ra các quy định ưu tiên về thu mua Thanh long VietGAP nhằm định hướng phát triển Thanh long theo VietGAP.

Với những giải pháp nêu trên, những lợi ích mang lại có thể kể ra là:

- Thành lập các liên minh sản xuất giúp ổn định về chất lượng và sự đồng đều của quả Thanh long.

- Giúp người nông dân được đảm bảo đầu ra từ đó yên tâm tiếp tục sản xuất. - Doanh nghiệp có được nguồn cung ổn định, có chất lượng.

- Chính quyền và DN cùng thống nhất trong việc điều tiết hoạt động xuất khẩu. - Các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, kinh doanh Thanh long.

- Tổ chức thu mua giúp người dân và DN chủ động về giá, điều tiết nguồn cung khi xuất khẩu sang thị trường các nước.

- Tổ chức thu mua sẽ giúp định hướng cho chất lượng quả Thanh long trong sản xuất và tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển thương hiệu thanh long Bình thuận đến năm 2020 (Trang 83)