Nâng cao quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển thương hiệu thanh long Bình thuận đến năm 2020 (Trang 72)

- Yếu tố con người vẫn là thách thức lớn nhất trong việc tuân thủ các quy trình trồng Thanh long, đạt các chứng nhận quốc tế cũng như các yêu cầu chặt chẽ

3.2.1.6.Nâng cao quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP

Việc sản xuất Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa quan trọng, nhất là làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Bởi ngoài việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, bà con nông dân còn được huấn luyện ý thức kỷ luật, ý thức về môi trường, tính cộng đồng, ý thức gắn kết trách nhiệm đối với sản phẩm mình sản xuất. Các thị trường quốc tế ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng của Thanh long nhưng ý thức về VSATTP của nhiều DN còn yếu kém làm ảnh hưởng tới lợi ích chung.

Những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua đã có những cảnh báo về chất lượng Thanh long xuất khẩu của Việt Nam. Theo một bài viết trên trang www.nongnghiep.vn vào ngày 30/3/2012 thì: lãnh đạo Cục BVTV lo ngại cho biết, chỉ cần thêm 3 mẫu rau quả Việt Nam xuất qua EU bị phát hiện vi phạm VSATTP là cánh cửa vào thị trường lớn này hoàn toàn đóng sập. Để tránh rủi ro mất hoàn toàn thị trường lớn này, Cục BVTV đã công bố danh sách 15 mặt hàng rau củ quả tạm ngưng xuất khẩu vì có nguy cơ vi phạm VSATTP khi sang EU. Đối với xuất khẩu qua Nhật Bản thì quả Thanh long phải đáp ứng các yêu cầu rất khắc khe của Nhật như quả phải được xử lý bằng hơi nước nóng, quả đạt chuẩn

VietGAP, quả nhỏ dưới 400g, quả đẹp, không bị sâu bệnh… nhưng sản lượng quả Thanh long để đáp ứng được yêu cầu này là một thách thức rất lớn cho các DN hoạt động xuất khẩu có uy tín.

Thực tế qua khảo sát tại tỉnh Bình Thuận, việc kiểm tra chất lượng Thanh long vẫn chưa được chú trọng cả về Chính quyền lẫn người dân. Điển hình như Thanh long Bình Thuận tuy đã được cấp chứng nhận qua thị trường Mỹ nhưng hầu như chưa xuất được là bao vì nhiều lý do khác nhau. Lý do đầu tiên là những tiêu chuẩn khắc khe của Mỹ làm khó khăn cho việc sản xuất và xuất khẩu, như việc quả phải được chiếu xạ, có nguồn gốc rõ ràng, quả phải đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…Việc chiếu xạ tốn nhiều chi phí, cùng với việc vận chuyển xa tốn nhiều chi phí và tỷ lệ hư hỏng cao nên sẽ làm giá thành của quả Thanh long đẩy lên cao. Việc thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP và phải ghi nguồn gốc rõ ràng của quả Thanh long đang trồng đã gây nhiều khó khăn cho bà con nông dân. Quả Thanh long trồng theo VietGAP theo đánh giá của người dân thì sẽ làm quả nhỏ, không đẹp mà khi thu mua thì các DN chọn ra những quả đẹp và thu mua rất ít trong số đó (khoảng 10%). Còn lại người dân đem bán cho vựa để xuất khẩu qua Trung Quốc nên việc không đảm bảo đầu ra làm người dân không muốn trồng theo VietGAP hay có trồng theo nhưng lại không làm đúng như tiêu chuẩn đã làm xuất hiện tình trạng có hộ sử dụng thuốc quá liều lượng để quả căng và đẹp hơn. Làm cho các DN mua về xuất đi khi tới nhà máy chiếu xạ thì bị trả lại hàng vì bị dư lượng thuốc. Dẫn đến các DN cũng không còn mặn mà xuất khẩu qua Mỹ.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, một trong những nguyên nhân chưa thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP là tỉnh Bình Thuận chưa có hỗ trợ thích đáng cho những hộ trồng VietGAP, chỉ hỗ trợ việc thử mẫu đất, đăng ký cấp chứng nhận VietGAP,... vẫn chưa hỗ trợ về nguồn vốn, hạ bình điện, nhãn mác cho Thanh long VietGAP.

Mục tiêu của giải pháp đưa ra là nhằm giúp nâng cao nhận thức người trồng Thanh long về sản xuất đúng tiêu chuẩn, nâng cao ý thức của DN về VSATTP, hướng về lợi ích chung, gia tăng chất lượng quả Thanh long, đáp ứng

nhu cầu trong nước, xuất khẩu; đưa ra những hỗ trợ tích cực người nông dân sản xuất theo VietGAP.

Hình 3.1. Tiêu chuẩn Thanh long Bình Thuận

(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận)

Cách thực hiện là:

- Nâng cao nhận thức của nhà vườn về việc trồng theo đúng tiêu chuẩn, cho họ thấy được mặt lợi, mặt hại bằng cách tổ chức buổi tuyên truyền, tập huấn và tuyên dương những cá nhân, tập thể sản xuất giỏi.

- Tổ chức các cuộc thi hàng năm về Thanh long như: thi về kiến thức VietGAP, thi về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch sáng tạo…

- Tỉnh kêu gọi đầu tư thành lập một tổ chức chuyên cho việc kiểm định chất lượng rau quả tại địa bàn tỉnh. Quả Thanh long sẽ do tổ chức này kiểm định trước khi đem tới các nhà máy xử lý. Thanh long sẽ được kiểm định tại tỉnh nên sẽ giảm chi phí khi quả qua tới nhà máy xử lý mới bị trả về hay qua bên nước ngoài mới được kiểm tra, đồng thời cũng giữ được uy tín và thương hiệu của quả Thanh long.

- Tỉnh ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật, vốn, điện sản xuất, nhãn mác cho những hộ dân trồng Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.

Lợi ích của giải pháp

- Giảm thiểu chi phí vận chuyển, kiểm định, chi phí khi hàng bị trả về. - Tăng chất lượng quả Thanh long.

- Ngăn chặn và phòng ngừa những đơn hàng xấu không đạt chất lượng ra thị trường.

- Thanh long VietGAP có nhãn mác nên dễ phân biệt với Thanh long thường. - Giữ được uy tín và thương hiệu Thanh long Bình Thuận.

- Đáp ứng chất lượng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển thương hiệu thanh long Bình thuận đến năm 2020 (Trang 72)