Hệ thống thông tin về đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển thương hiệu thanh long Bình thuận đến năm 2020 (Trang 29)

- Lòng trung thành của thương hiệu

8 Chính sách nhà nước (quy hoạch, hỗ trợ…)

1.4.3.2. Hệ thống thông tin về đối thủ cạnh tranh

Để chuẩn bị một chiến lược Marketing có hiệu quả, công ty phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình cũng như những khách hàng hiện có và tiềm ẩn của mình. Điều đó đặc biệt cần thiết khi thị trường tăng trưởng chậm, bởi vì chỉ có thể tăng được mức tiêu thụ bằng cách thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh.

Công ty cần thu thập thông tin về chiến lược, mục tiêu, các cách phản ứng và các mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh. Công ty cần biết các chiến lược của từng đối thủ cạnh tranh để dự đoán những biện pháp và những phản ứng sắp tới. Khi biết được những mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, công ty có thể hoàn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, đồng thời tránh xâm nhập vào những nơi mà đối thủ đó mạnh. Biết được cách phản ứng điển hình của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty lựa chọn và định thời gian thực hiện các biện pháp.

1.4.4. Hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, do vậy có ảnh hưởng nhất định đến thương hiệu DN. Đối với sản phẩm nông nghiệp, có các kênh phân phối sau:

- Người nông dân  Thương lái  Người bán lẻ - Người nông dân  Chủ vựa/bán sỉ  Người bán lẻ

- Người nông dân  Thương lái  Chủ vựa/bán sỉ Người bán lẻ

1.4.5. Hệ thống nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu là sự diễn đạt bản sắc của một công ty bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương hiệu được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với những thương hiệu khác.

Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh phải có ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động, thể hiện được bản sắc riêng, làm tăng nhận thức về thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của DN trên thị trường.

Hệ thống nhận diện thương hiệu được xem là cách ngắn nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất đối với những chiến lược truyền thông thương hiệu nên cần được xem như tài sản, cần được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.

Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố chính: tên gọi, logo, câu khẩu hiệu, nhạc hiệu, biểu tượng, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, tính cách thương hiệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển thương hiệu thanh long Bình thuận đến năm 2020 (Trang 29)