Tên thương hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển thương hiệu thanh long Bình thuận đến năm 2020 (Trang 30)

- Lòng trung thành của thương hiệu

8 Chính sách nhà nước (quy hoạch, hỗ trợ…)

1.4.5.1. Tên thương hiệu

Kotler (2003) cho rằng “Tên thương hiệu là một bộ phận của thương hiệu có thể đọc được, bao gồm chữ cái, từ và con số”. Còn theo Richard Moore: “Tên thương hiệu là tên mà DN sử dụng để giới thiệu sản phẩm và phản ánh tính cách thương hiệu của mình”.

Như vậy, tên thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, là công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả nhất, là yếu tố trung tâm của sự liên hệ giữa sản phẩm và khách hàng tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Do đó, tên thương hiệu cần phải đáp ứng được 5 tiêu chí: Ngắn gọn, đơn giản; Dễ nhận biết và dễ nhớ; Dễ đánh vần, dễ đọc và phát âm; Không trùng với các công ty khác; Không dẫn dắt tới những liên tưởng tiêu cực

- Sử dụng từ ghép: kết hợp các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết như Vinamilk, Vietinbank…

- Sử dụng các từ thông dụng, thực sự có ý nghĩa trong một ngôn ngữ nhất định nào đó như Phở 24, Toàn Mỹ…

- Sử dụng từ viết tắt: được tạo từ những chữ cái đầu tiên của DN, có thể phát âm được và mang một thông điệp gì đó như AIA, IBM…

- Sử dụng từ tự tạo từ những ký tự tạo thành từ mới phát âm được, không có trong tự điển như Omo, Google…

1.4.5.2. Logo

Logo có thể hình thành từ những hình vẽ, hoa văn hoặc dấu hiệu đặc biệt có thể mang tính trừu tượng như hình con rồng của bia Sài Gòn (Sabeco), chữ U của Unilever, hình lưỡi liềm của Nike,… hoặc là những kiểu chữ khác biệt và được cách điệu như Walt Disney, FedEx, …

Khác với tên gọi của thương hiệu, logo trừu tượng, độc đáo, dễ nhận biết và có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp hơn với thời đại.

Logo được tạo ra dựa trên một số tiêu chí sau:

- Màu sắc phải phù hợp với tính cách của sản phẩm, tạo nên sự nhận biết dễ dàng đối với sản phẩm.

- Tiện khi sử dụng: dễ phóng to thu nhỏ và không phức tạp trong in ấn. - Phải mang ý nghĩa trong thiết kế như triết lý kinh doanh và sản phẩm. - Đường nét đa dạng: thẳng, cong, uốn, góc cạnh.

Có 3 cách thiết kế logo: - Cách điệu tên nhãn hiệu - Sáng tạo hình ảnh riêng

- Kết hợp hình ảnh riêng và tên nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển thương hiệu thanh long Bình thuận đến năm 2020 (Trang 30)