5) Nghiên cứu “Financing HIV/AIDS Programs In Sub-Saharan
2.1.1. Nguồn gốc viện trợ quốc tế
Năm 1947, Mỹ sử dụng nguồn vốn viện trợ của mình trong kế hoạch Marshall để giúp khôi phục lại châu Âu từ đống tro tàn đổ nát. Với sức mạnh về mọi mặt của mình, trong đó nổi bật là về kinh tế, Mỹ đã đưa Kế hoạch Marshall không những với mục đích là khôi phục châu Âu mà còn với mục đích chi phối, kiểm soát các nước này. Ngoài ra, Mỹ mong muốn kích thích nền kinh tế thế giới đang bị thoái trào và ngăn chặn việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô.
Để tiếp nhận viện trợ của Kế hoạch Marshall, các nước châu Âu đã đưa ra một chương trình phục hổi kinh tế và thành lập Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu, sau này trở thành Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD – Organization for Economic Cooperation Development). Tổ chức này đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho việc cung cấp viện trợ song phương và đa phương.
Để mở rộng ảnh hưởng của mình, Mỹ tìm cách nhân rộng thành công của Kế hoạch Marshall thông qua việc tăng cường viện trợ cho các nước đang phát triển trong thập niên 1950. Chương trình Bốn điểm ra đời năm 1951 nhằm cung cấp viện trợ kỹ thuật được nối tiếp bằng việc thành lập Quỹ Viện trợ phát triển (tiền thân của Cơ quan Phát triển quốc tế ngày nay) nhằm đẩy mạnh tài trợ ưu đãi cho các dự án và chương trình phát triển ở Thế giới thứ ba. Đồng thời Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD), tiền thân của Ngân hàng Thế giới cũng bắt đầu chuyển trọng tâm
từ công cuộc tái thiết châu Âu sang quá trình phát triển ở Thế giới thứ ba. Cơ quan phát triển quốc tế (IDA), một bộ phận trực thuộc Ngân hàng thế giới với mục đích cung cấp các khoản cho vay dài hạn không tính lãi suất để hỗ trợ phát triển ở các nước nghèo nhất thế giới được thành lập vào năm 1960
Cùng với sự hình thành đông đảo các tổ chức đa phương là sự ra đời của rất nhiều tổ viện trợ tại các nước phát triển Tây Âu cũng như ở những nơi khác. Thập niên 1970 còn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của viện trợ quốc tế từ các nước OPEC mới nổi lên. Trong thập niên 1980, Nhật Bản tăng nhanh viện trợ của mình, vượt qua Mỹ trở thành nước cung cấp viện trợ lớn nhất vào cuối thập niên này. Những năm đầu thập niên 1990, riêng viện trợ phát triển chính thức cho các nước đang phát triển đạt hơn 60 tỷ USD/năm.
Trong quá trình hợp tác và phát triển, các nước OECD đã lập ra các ủy ban chuyên môn, trong đó có Ủy ban Viện trợ phát triển (DAC – Development Assistance Committee) nhằm giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Khi thành lập, nước Mỹ chiếm 60% tổng viện trợ song phương của tổ chức này, và tỷ lệ giảm xuống còn 17% vào năm 1993.
Sau khi Chiến tranh Lạnh, viện trợ quốc tế chuyển trọng tâm nguồn vốn viện trợ vào mục đích xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển. Theo mục đích này, các quốc gia nghèo đói nhất đã trở thành ưu tiên hàng đầu để nhận được nguồn viện trợ. Rất nhiều nước nghèo nhất thế giới trở nên phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài đến mức không thể thoát ra. Tuy nhiên, viện trợ đã đóng góp nhất định cho công cuộc phát triển và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển, nhưng nó đồng thời làm gia tăng sự phụ thuộc của các nước này vào các nước phát triển.