Sự tiến triển của đại dịch AIDS tại châu Phi trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 133)

Kinh tế-xã hội Viện trợ quốc tế

4.1.1. Sự tiến triển của đại dịch AIDS tại châu Phi trong thời gian tớ

Những tác động của đại dịch AIDS đối với kinh tế - xã hội châu Phi đã đặt ra thách thức đối với việc quản lý sự tiến triển của dịch bệnh trong hiện tại và tương lai.

Đến nay, khu vực châu Phi Cận Sahara vẫn là nơi nhiễm HIV/AIDS trầm trọng nhất trên thế giới. Năm 2012, có 25 triệu người sống chung với HIV/AIDS, chiếm gần 70% của tổng số người nhiễm HIV toàn cầu, đồng thời có 1,6 triệu ca nhiễm mới và 1,2 triệu ca tử vong liên quan đến AIDS. Trước tình hình lây nhiễm trầm trọng, nhiều quốc gia lo ngại về những tác động của HIV/AIDS đến đất nước mình. Do đó, các chương trình điều trị kháng vi rút ra đời tại một số quốc gia điển hình như Botswana, Rwanda, Kenya, Malawi,….Các chương trình điều trị đã được mở rộng đáng kể trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, và câu chuyện về điều trị HIV/AIDS thành công tại Nam Phi đã để lại bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia muốn tìm hiểu thêm về chiến dịch cung cấp thuốc kháng vi rút để điều trị HIV/AIDS. Dự án phòng chống HIV/AIDS đã ghi nhận ở Zambia với tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được nhận thuốc điều trị kháng virus tăng từ 40% năm 2007 lên 66% trong năm 2009 [97;21]. Mục tiêu 6: 2015 giảm ½ và tiến tới ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS ghi

nhận Benin là quốc gia đã đạt được mục tiêu vào năm 2007, còn Eritrea, Ghana, Rwanda mục tiêu đang trong tầm tay.

Bắt đầu từ năm 2008, nguồn lực dành cho HIV/AIDS của các nhà tài trợ bị chững lại, nhưng nguồn đầu tư trong nước cho HIV của các quốc gia đã tăng lên. Năm 2012, nguồn lực trong nước cho phòng chống HIV/AIDS chiếm 53% nguồn lực toàn cầu. Năm 2012, thế giới có 35,3 triệu người sống chung với HIV, trong đó có 2,3 triệu ca nhiễm HIV mới, giảm 33% so với năm 2001 là 3,4 triệu. Số lượng người chết vì AIDS cũng đang giảm với 1,6 triệu người chết vì AIDS trong năm 2012, giảm từ 2,3 triệu vào năm 2005. Như vậy, tình hình đại dịch AIDS cũng đang có chiều hướng “sáng sủa” dần lên, đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng trong công tác truyền thông phòng chống HIV và việc mở rộng tiếp cận điều trị kháng virus. Những con số thống kê này cho thấy hy vọng có thể chặn đứng đại dịch AIDS trên toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w