Phân loại viện trợ quốc tế

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 39)

5) Nghiên cứu “Financing HIV/AIDS Programs In Sub-Saharan

2.1.3.Phân loại viện trợ quốc tế

Tùy theo chính chất, mục đích, điều kiện,… khác nhau mà có các loại viện trợ khác nhau. Việc phân loại này là hết sức cần thiết, nhất là đối với bên nhận. Xem xét viện trợ thuộc loại gì sẽ giúp cho việc sử dụng viện trợ đúng mục đích và hiệu quả hơn.

Viện trợ quốc tế bao gồm: viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển

- Viện trợ nhân đạo: hay còn gọi là cứu trợ khẩn cấp, được cung cấp cho những người bị nạn ngay lập tức bởi các cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ để giảm bớt tình cảnh khổ đau trước và sau khi tình trạng khẩn cấp xảy ra (như chiến tranh, dịch bệnh) và các thảm họa thiên nhiên. Mục đích chính của sự trợ giúp này là để ngăn chặn thương vong và bảo đảm tiếp tục hưởng lợi từ các dịch vụ xã hội cơ bản cho sự sống còn như nước, thực phẩm, vệ sinh, chỗ ở và chăm sóc sức khỏe.

- Viện trợ phát triển là hỗ trợ phát triển bên ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, thể chế và kinh tế của một quốc gia. Đây cũng có thể là một phần quan trọng của hiệp định hòa bình trong những hậu quả của xung đột. Loại viện trợ này cũng thường xuyên hơn và được cung cấp sau khi cuộc xung đột xảy ra.

*) Theo Ủy ban Viện trợ phát triển (Development Assistance Committee, DAC) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã chia các dòng viện trợ thành ba loại chính:

1) Viện trợ phát triển chính thức (official development assistance, ODA)

là lớn nhất, bao gồm viện trợ của chính phủ các nước tài trợ (vì thế được gọi là chính thức) dành cho các nước thu nhập thấp và trung bình.

2) Viện trợ chính thức (official assistance, OA) là viện trợ cung ứng bởi

chính phủ các nước tài trợ dành cho những quốc gia giàu hơn với thu nhập trên đầu người cao hơn khoảng 9000 USD (bao gồm Bahamas, Cyprus, Israel, và Singapore) và những nước trước đây thuộc Liên bang Xô viết hay các quốc gia vệ tinh của Liên bang Xô viết (như Hungary, Ba Lan, Romania, và nước Nga).

3) Viện trợ tự nguyện tư nhân (Private voluntary assistance) bao gồm trợ

cấp từ các tổ chức phi chính phủ, các nhóm tôn giáo, các tổ chức từ thiện, các quỹ và các công ty tư nhân.

*) Theo tính chất: gồm có

- Viện trợ không hoàn lại: là các khoản cho không

- Viện trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi, tức là cho vay với những điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn.

- Viện trợ hỗn hợp: là các khoản vừa cho không, vừa cho vay.

*) Theo mục đích:

- Vốn đầu tư phát triển: vốn này được chính phủ các nước tiếp nhận trực tiếp tổ chức đầu tư, quản lý dự án và có trách nhiệm trả nợ phần vốn vay.

- Vốn viện trợ kỹ thuật: là khoản vốn tài trợ để đào tạo chuyên gia, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, thực hiện cải cách thể chế kinh tế.

- Vốn hỗ trợ cán cân thanh toán: giúp chính phủ các nước thanh toán các khoản nợ đến hạn và các loại lãi suất được tính lãi từ những năm trước đó.

- Vốn viện trợ nhân đạo và cứu trợ: được sử dụng cho các mục đích cứu trợ đột xuất, cứu đói, khắc phục thiên tai, chiến tranh.

- Viện trợ quân sự: chủ yếu được sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và giảm mạnh sau đó.

1) Viện trợ quốc tế song phương:

Về mặt lịch sử, phần lớn nguồn viện trợ được cung ứng là viện trợ song phương trực tiếp từ một nước này sang một nước khác. Một số cơ quan viện trợ song phương lớn hiện nay bao gồm: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Cơ quan phát triển quốc tế Anh (DfID), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật (JICA), Quỹ phát triển quốc tế Saudi, Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA), Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA).

Viện trợ chính thức toàn cầu tăng đều từ thập niên 1960 cho đến năm 1991 (đạt 60 tỷ USD), sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Các dòng viện trợ sau đó giảm mạnh, chỉ còn dưới 48 tỷ vào năm 1997, trước khi phục hồi để đạt giá trị 69 tỷ vào năm 2004 [45;7].

2) Viện trợ quốc tế đa phương:

Đây chính là cách tập hợp nguồn lực vốn từ nhiều nhà tài trợ. Các tổ chức đa phương chính bao gồm: WB, IMF, AfDB, ADB, UN, EU,… Cơ sở lý luận của các thể chế đa phương là họ có thể cung cấp những lượng viện trợ lớn với chi phí hành chính được cho là thấp (vì các nước viện trợ không phải lặp lại các nỗ lực ở từng nước) vì ít rằng buộc chính trị hơn.

3) Viện trợ quốc tế tư nhân:

Các quỹ tài trợ tư nhân như Quỹ Aga Khan hay Quỹ Bill và Melinda Gates cung cấp nguồn viện trợ đáng kể cho các nước thu nhập thấp; các tổ chức từ thiện như Catholic Relife Servicer, Tổ chức thầy thuốc không biên giới, các Tổ chức chữ thập đỏ và Lưỡi liềm đỏ. Nhiều cơ quan hoạt động trên tinh thần hợp tác nhà nước và tư nhân, như Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét.

Theo cách phân loại kể trên, viện trợ quốc tế cho châu Phi phòng chống đại dịch AIDS là viện trợ nhân đạo.

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 39)