Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 113)

Kinh tế-xã hội Viện trợ quốc tế

3.3.2. Tác động tiêu cực

3.3.2.1. Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS sẽ khiến một số quốc gia có cơ chế quản lý yếu kém phụ thuộc vào viện trợ và thụ động trong tiếp nhận viện trợ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng viện trợ mất đi phần nào tác dụng khi các dòng viện trợ có giá trị tương đối lớn trong những thời gian dài nhưng vì điều kiện, hoàn cảnh mà thay đổi mục đích sử dụng, và trong một chừng mực nhất định, nước nhận viện trợ trở nên phụ thuộc vào viện trợ.

Điều này cho thấy giá trị viện trợ càng lớn, rủi ro do việc giảm viện trợ đột ngột càng lớn. Nếu các nhà tài trợ bất ngờ cắt giảm viện trợ với bất kỳ lý do chủ quan và khách quan nào sẽ kéo theo các tác động tiêu cực về kinh tế khó quản lý. Khi nước nhận viện trợ trở nên phụ thuộc hơn vào viện trợ, quá trình giảm viện trợ dần dần theo thời gian khi đất nước phát triển sẽ trở nên khó khăn

Do các nước châu Phi còn hạn chế trong khả năng xây dựng mục tiêu viện trợ, trong chính sách tiếp nhận và sử dụng viện trợ, dẫn đến phụ thuộc vào điều kiện ràng buộc của các nhà tài trợ.

- Năng lực lãnh đạo hạn chế với tư duy viện trợ sai lầm của các nước tiếp nhận: Sau nhiều thập kỷ được nhận viện trợ, người châu Phi

luôn mang tư duy của nước nhận viện trợ, trông chờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài mà không tin vào quyền làm chủ, vào năng lực và tiềm năng của mình để lao động và sáng tạo. Các chương trình viện trợ về cơ bản có thể thành công nhưng không kéo dài được bao lâu. Có rất nhiều dự án viện trợ tự kết thúc mà không làm thay đổi được tư duy của người dân được dự án hỗ trợ. Một hạn chế của viện trợ đặc trưng cho trường hợp châu Phi, đó là hầu như các nhà tài trợ chỉ cấp vốn chứ không giám sát và chuyển giao kỹ thuật một cách cụ thể và bền vững. Vì thế, các khoản viện trợ chỉ mang tính chất khẩn cấp, không có hiệu quả bền vững dẫn đến nợ nần, các vấn đề chính sách và quản lý yếu kém luôn gieo rắc mầm mống cho sự phụ thuộc vào viện trợ.

Trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS, những quốc gia, khu vực có tỷ lệ lây nhiễm trầm trọng thường nhận được các khoản viện trợ nhiều hơn các nước khác. Tuy nhiên, việc sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí quốc tế này không giống nhau ở các quốc gia. Phần lớn các quốc gia không xây dựng được cho mình một chiến lược, hay chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS theo lộ trình thời gian.

Quốc tế viện trợ cho châu Phi phòng chống HIV/AIDS không chỉ bằng tiền mặt mà còn thông qua các hình thức viện trợ khác như phương pháp phòng, tránh lây nhiễm HIV, giáo dục nhận thức về HIV,… Đối với nước tiếp nhận có năng lực lãnh đạo yếu kém, trình độ dân trí thấp sẽ khiến các hình thức viện trợ, cộng với các khoản viện trợ không được sử dụng đúng mục đích, gây thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng HIV/AIDS không giảm mà càng trầm trọng hơn.

3.3.2.2. Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AID ảnh hưởng phần nào đến nạn tham nhũng đang hoành hành tại châu lục này

Việc phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài nói chung và phụ thuộc vào

viện trợ cho giải quyết đại dịch AIDS tại châu Phi đã khiến nạn tham nhũng tại châu Phi nói chung và khu vực châu Phi cận Sahara nói riêng trở nên phổ biến. Một số nhà kinh tế còn cho rằng việc giảm sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, hoặc các nhà tài trợ cắt viện trợ nước ngoài hoàn toàn sẽ khiến tình trạng tham nhũng tại châu Phi cải thiện hơn. Đặc biệt, việc cắt giảm viện trợ nhân đạo buộc chính phủ các nước châu Phi phải tăng doanh thu thuế, tăng trách nhiệm giải trình ở cấp địa phương.

Mặc dù là châu lục giàu tài nguyên nhất hành tinh nhưng do năng lực

quản lý yếu kém, nạn tham nhũng, gian lận… của bộ máy đã ngăn cản sự phát triển của châu Phi, biến châu lục này thành nơi đói nghèo nhất trên thế giới. Nạn tham nhũng cộng với tình trạng thiếu minh bạch và thiếu đồng cảm với những khó khăn đối với người nghèo của giới lãnh đạo ở nhiều quốc gia đang phát triển đã cản trở mạnh mẽ những nỗ lực của các nhà tài trợ trong việc giúp đỡ người nghèo. Khi nạn tham nhũng được thừa nhận công khai, nhiều chính quyền đã không đại diện được cho lợi ích của nhân dân, nhất là trong lĩnh vực tiếp nhận viện trợ.

Theo một nghiên cứu của Liên hợp quốc xếp loại các nước theo chỉ số tham nhũng, kết quả cho thấy 20 trong số 25 quốc gia đứng cuối bảng theo tiêu chí này là các chế độ độc tài châu Phi. Ủy ban LHQ về kinh tế

châu Phi (UNECA) cho rằng, tham nhũng là thách thức lớn nhất về quản lý và phát triển đối với châu Phi hiện nay vì khoảng 50% nguồn thu nhập từ thuế và 30 tỷ USD viện trợ nước ngoài hàng năm cho châu lục đã bị biển thủ hoặc không còn trong các danh mục đầu tư phát triển. Một nghiên cứu của Cơ quan Liêm chính tài chính toàn cầu (GFI) cho biết, trong 4 thập kỷ qua, các quan chức tham nhũng tại châu Phi đã chuyển bất hợp pháp hơn 2,7 nghìn tỷ USD, tính ra mỗi năm có tới gần 70 tỷ USD ra nước ngoài. Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), tham nhũng làm mất khoảng 50% thuế thu nhập hàng năm.

Trong một nghiên cứu khảo sát của Pew Global Research vừa công bố về thái độ của người dân đối với tình hình tham nhũng của đất nước vào năm 2014. Có bảy quốc gia châu Phi trong cuộc khảo, bao gồm Nigeria, Ghana, Uganda, Tanzania, Kenya, Senegal, South Africa, Median.

Biểu đồ 3.11: Khảo sát người dân về mức độ tham nhũng của đất nước

Theo biểu đồ trên, nhiều người Tanzania (90%) thấy tham nhũng là một "vấn đề rất lớn" hơn hẳn các nước trong nhóm được khảo sát và nhiều hơn các nước láng giềng, Kenya (77%) và Uganda, và cả Nigeria (86%).

Một số nền kinh tế tham nhũng nhất trên thế giới thuộc về khu vực Châu Phi cận Saharan. Biểu đồ dưới đây cho thấy thứ tự xếp hạng tham nhũng của một số quốc gia châu Phi.

Biểu đồ 3.12: Thứ hạng tham nhũng ở một số quốc gia châu Phi năm 2003 và 2008

Nguồn: Euromonitor International from Transparency International

Lưu ý: năm 2008 bảng xếp hạng là trên tổng số 180 quốc gia, năm 2013 bảng xếp hạng là trên tổng số 177 quốc gia.

Trong khi Botswana xếp hạng cao nhất ở vị trí 30/177 quốc gia năm 2013 thì nhiều quốc gia khác như Nigeria đang giảm trong mức độ tham nhũng của họ, nhiều nền kinh tế khác đang được cải thiện: Rwanda giảm thứ hạng tham nhũng từ vị trí 103/180 quốc gia trong năm 2008 xuống vị trí 49/177 quốc gia năm 2013. Nhìn vào biểu đồ ta thấy vị trí tham nhũng của các nước châu Phi mặc dù giảm nhưng ở mức chậm do nhiều nguyên

nhân khác nhau và một trong những nguyên nhân có thể thấy rõ là sự quản lý tài chính yếu kém của chính phủ.

Song song với thứ hạng tham nhũng cao nhất hiện nay, Botswana cũng là quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV trong độ tuổi từ 15-49 tuổi là 23 phần trăm, cao thứ hai thế giới, sau Swaziland. Như vậy, mức độ nghiêm trọng của đại dịch AIDS tại Botswana đã ảnh hưởng phần nào đến tình hình tham nhũng tại quốc gia này hiện nay.

3.3.2.3. Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS ít có ảnh

hưởng đến tăng trưởng

Theo lý thuyết, viện trợ sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi đã giải quyết được sự thiếu hụt về vốn . Tuy nhiên, trên thực tế, các quốc gia châu Phi có mô hình quản lý tồi thì viện trợ hầu như không có tác dụng gì đối với tăng trưởng kinh tế. Trong cơ cấu của nguồn viện trợ, viện trợ dùng cho trợ giúp khẩn cấp (cứu đói, dịch bệnh,…) và dịch vụ xã hội có xu hướng tăng lên, nhưng châu Phi vẫn không thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu như hiện nay.

Tại sao lại có nhận định mang tính tiêu cực này? Một cách hiểu đơn giản là khi phần lớn nguồn viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS bị lãng phí, bị sử dụng không hiệu quả dưới tay một bộ máy chính quyền quan liêu cồng kềnh hay chi tiền viện trợ cho các chuyên gia viết báo cáo không ai đọc, viện trợ sẽ không giúp ích gì cho tăng trưởng. Nếu viện trợ dùng để nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở y tế phục vụ cho công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhận HIV/AIDS nhưng lại không chú ý đến việc duy trì và bảo dưỡng khi hỏng, hoặc xuống cấp cũng không khác gì việc “đánh trống bỏ dùi” theo cách nói dân gian của người Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay cả khi viện trợ không chỉ bị lãng phí hay sử dụng sai mục đích, nó cũng sẽ có tác động ít hơn dự kiến đối với tăng trưởng. Lượng thuốc men, hàng hóa của các nước viện trợ cung cấp cho châu Phi có thể nằm yên không sử dụng đến do không được chuyển giao kịp thời

đến những vùng có dịch AIDS đang cần gấp. Trong dài hạn, sự gia tăng dòng viện trợ có thể giúp mở rộng năng lực hấp thu, khi nước nhận viện trợ có thể quen với việc đào tào, tuyển dụng thêm nhân viên chăm sóc ý tế, mở rộng bệnh viện, khu xét nghiệm, khu khám chữa bệnh cho mọi người để giảm bớt những hạn chế mà viện trợ đem lại.

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w