7) Thông qua viện trợ, nước tiếp nhận có thể tạo ra nhiều việc làm
2.2.1. Nhu cầu của châu Phi về viện trợ để phòng chống HIV/AIDS
Nhu cầu về một nguồn kinh phí tương đối ổn định nhằm trợ giúp châu Phi chống chọi lại với đại dịch AIDS là một nhu cầu thiết yếu và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách kêu gọi viện trợ quốc tế của các quốc gia châu Phi..
2.2.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi *) Thực trạng phát triển kinh tế
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của các nước châu Phi có dấu hiệu cải
thiện qua các năm. Trong nhiều năm nền kinh tế châu Phi có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp: giai đoạn 1980 – 1990, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân là 2,5%; giai đoạn 1991 – 2001 đạt 2,8%. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của nền kinh tế châu Phi trong những năm gần đây cho thấy châu Phi đang trở thành một cực tăng trưởng thực sự của nền kinh tế thế giới: giai đoạn 2002 - 2008 GDP đạt 7%. Theo Báo cáo của AfDB (Ngân hàng phát triển châu Phi), trong thập kỷ qua, châu Phi có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và là khu vực tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới chỉ sau châu Á. Theo thống kê của tạp chí The Economist (Anh), 6/10 nước có tốc độ phát triển nhanh nhất trong năm 2012 đến từ lục địa đen. Khu vực châu Phi cận Shahara đạt mức tăng trưởng 5% năm 2013 [80] theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế và ở mức 4,9% [131] theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Năm 2013, châu Phi có khoảng 18/55 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng từ 6,0% trở lên, trong đó Nam Sudan là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Phi và là 1/5 nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới với 24,7% [40,124]. Bên cạnh đó, tăng trưởng của một số nền kinh tế khác cũng đạt mức cao của thế giới như Rwanda (7,5%); Ethiopia (7,0%); Tanzania (7,0%),…Mức tăng trưởng này được đóng góp bởi doanh
thu xuất khẩu khoáng sản, cải cách kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, góp phần tăng trưởng cao của toàn châu lục và khu vực Đông Phi.
Thứ hai, trong những năm qua, tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội
và môi trường đầu tư của châu Phi đã gây ấn tượng mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài bởi họ là những nhân tố góp phần vào sự phát triển bùng nổ về nguồn vốn đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Phi đã tăng kể từ đầu những năm 2000 và tăng gấp 5 lần trong giai đoạn 2000-2010. Năm 2012, 67% các nhà đầu tư tiềm năng cho rằng họ tìm thấy những cơ hội kinh doanh hấp dẫn khi tiếp cận châu Phi. 50% trong số họ đã lên kế hoạch đầu tư vào các nước khu vực cận Sahara sau năm 2013 và ngày càng nhiều hơn các tập đoàn lớn coi châu Phi là mục tiêu chiến lược để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ý thức được các thách thức họ phải đối mặt tại một số quốc gia bất ổn về chính trị tại vùng Sừng châu Phi, đặc biệt là Somalia, Mali, Guinea Bissau.
Nếu năm 2001 Brazil đầu tư vào châu Phi 69 tỉ USD thì tới năm 2009 con số này đã lên đến hơn 210 tỉ USD. Các công ty Brazil tập trung nhiều vào lĩnh vực khai khoáng, đặc biệt là than đá, và mới chỉ tập trung vào những quốc gia như Angola hay Mozambique do sự tương đồng về ngôn ngữ. Nhưng giờ đây, hoạt động đã được mở rộng ra toàn Châu Phi như Algeria, Congo và Guinea. Bên cạnh đó, đầu tư vào dầu khí đang được quan tâm. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Brazil Petrobras hiện đã khuếch trương hoạt động của mình tại 28 nước Châu Phi. Ở khu vực Tây Phi, mục tiêu chính của Petrobras là tìm kiếm nguồn dầu thô nhẹ, đồng thời tìm kiếm cơ hội khai thác ở vùng nước cực sâu mà họ rất có thế mạnh. Tuy nhiên, hiện Brazil vẫn còn xếp sau Trung Quốc về những dự án đầu tư tại Châu Phi. Hoa Kỳ cũng có những dự định trở lại châu lục này với chuyến đi dài ngày của Tổng thống Obama vào ngày 26/6 - 2/7/2013.
Các chỉ số kinh tế cho thấy xu hướng lạc quan để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong những năm tiếp theo, đó chính là điều kiện
cần thiết góp phần thay đổi hình ảnh của Châu Phi với các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ý thức được các thách thức họ phải đối mặt tại một số quốc gia như tại vùng Sừng châu Phi, đặc biệt là Somalia, Mali, Guinea Bissau, nơi luôn hiện diện sự bất ổn về chính trị.
Định hướng phát triển nền kinh tế nội địa và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực nhằm tránh phụ thuộc vào kinh tế của Châu Âu và Bắc Mỹ đã phát huy hiệu quả và giúp tăng trưởng thương mại của các nước Châu Phi khu vực cận Sahara từ 7% vào năm 1990 lên 15% vào năm 2010. Sự nỗ lực của chính phủ các nước ở Châu Phi nhằm thực thi các chính sách tự do hóa thương mại trong khu vực, hội nhập thể chế và phát triển cơ sở hạ tầng đang là động lực cốt lõi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp tục phát triển mở rộng thị trường, vùng, miền.
*) Tình hình chính trị, xã hội châu Phi hiện nay -) Tình hình chính trị
Khác với các châu lục khác trên thế giới, ở châu Phi, xu hướng phát triển đất nước không phải do sự vận động của các phương thức sản xuất trong xã hội quyết định, mà chủ yếu do hệ tư tưởng của giới cầm quyền ở từng nước chi phối. Vì vậy, trong nhiều thập kỷ sau khi giành được độc lập, đa số chính quyền các nước châu Phi dựa vào viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì chế độ thống trị độc tài, trấn áp các lực lượng đối lập, phục vụ lợi ích của giới cầm quyền.
Do đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tính chất cuộc đấu tranh giành độc lập ở từng nước, tại khu vực này đã hình thành ba khuynh hướng phát triển chủ yếu gồm:
- Những nước được trao trả độc lập thông qua thương lượng thoả hiệp, chính quyền Trung ương do giai cấp tư sản mại bản hoặc phong kiến lãnh đạo thường lựa chọn con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, bị lệ thuộc vào quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới (Ma-rốc, Côte d’Ivoire, Nam Phi, Tunisia, Kenya, Gabon, Senegal,...).
- Những nước giành độc lập thông qua đấu tranh vũ trang hoặc bằng bạo lực chính trị. Giới lãnh đạo ở đây theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, có ý thức độc lập, tự chủ đã chọn con đường xã hội chủ nghĩa, đại diện là các quốc gia: Arập (Ai Cập, Algeria, Libya, Madagascar, Ghana, Guinea, Tanzania, Zambia, Botswana, Somalia,....).
Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp lại bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực liên tiếp xẩy ra trong thời gian dài nên các nước châu Phi phát triển chậm, kinh tế khó khăn, tình hình chính trị, xã hội diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định. Trên thực tế, trong nhiều năm qua, nền kinh tế của các nước châu Phi mất cân đối nghiêm trọng, chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu nguyên nhiên liệu với giá rẻ, trong khi phải nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và thiết bị với giá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nợ nước ngoài ngày một tăng.
-) Tình hình xã hội
Một là tình trạng nghèo đói vẫn còn là vấn đề nhức nhối của các nhà
lãnh đạo châu Phi và cộng đồng quốc tế. Châu Phi là khu vực lớn thứ ba trên thế giới (sau châu Á và châu Mỹ), nằm ở hai bên đường xích đạo, chiếm 15% diện tích lãnh thổ và 13% dân số toàn cầu. Khu vực này tuy giàu tài nguyên thiên nhiên như giàu mỏ và các khoáng sản quý hiếm khác, song đói nghèo lại luôn đeo bám người dân nơi đây qua nhiều thế hệ. Có xuất phát điểm thấp cộng với những ảnh hưởng chung của những diễn biến khủng hoảng toàn cầu đã đẩy những quốc gia này đến gần hơn với bờ vực của đói nghèo tột cùng. Chỉ số phát triển con người của châu Phi luôn ở mức thấp so với thế giới. Trong Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2003, trong tổng số 175 quốc gia đã cho thấy các vị trí cuối bảng xếp hạng HDI (vị trí 151 là Gambia, và vị trí 175 là Sierra Leone) đã hoàn toàn thuộc về các nước châu Phi.
Hai là tình trạng bạo lực, xung đột vũ trang và bất ổn định chính trị
thường xuyên diễn ra. Cuộc chính biến chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông từ năm 2009 đến nay đã làm cho khu vực này tiếp tục là điểm nóng chính trị của thế giới với nhiều cuộc xung đột thường xuyên diễn ra. Đầu năm 2013, xung đột gay gắt đã bùng nổ tại Mali, tiếp đó là Cộng hòa Trung Phi với các sự kiện đảo chính và chiến tranh lan rộng. Tại quốc gia non trẻ Nam Sudan, chiến tranh, xung đột mang màu sắc tôn giáo trở nên trầm trọng ngay trong tháng 12 và đã lan ra khắp đất nước, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và hơn 126.000 phải rời bỏ cửa nhà, trong đó có 62.000 người đang nằm trong các trại tị nạn của Liên hiệp quốc. Cúng với khu vực Trung Đông, năm 2013 Châu Phi vẫn giữ nguyên đặc điểm mang tính cố hữu của nhiều năm nay là bất ổn và xung đột, vẫn là điểm nóng của thế giới.
Ba là dịch bệnh lan tràn, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và dịch
vụ công cộng kém, năng lực giáo dục hạn chế. Có thể nói, chưa một khu vực nào trên thế giới lại bị ảnh hưởng bởi nhiều loại đại dịch như ở châu Phi. Không chỉ dừng lại ở việc thiệt hại về người trong tích tắc, bệnh dịch còn kéo theo nạn đói vì thiếu thốn lương thực trong các biện pháp cách ly. Đại dịch AIDS chưa giải quyết được đã đến sự lây lan của dịch Ebola vào năm 2014. Ngoài ra, dịch sốt rét cũng hoành hành ở khu vực này trong khoảng thời gian quá lâu, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. Mỗi năm trên thế giới có ít nhất 300 triệu trường hợp sốt rét cấp tính và có hơn 1 triệu trường hợp tử vong, 90% trong số đó ở châu Phi, đa số là trẻ em. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi tại lục địa này là 20%, chiếm 10% trong tổng số tử vong của các bệnh trẻ em ở đây.
Ngoài ra, hiện nay tỉ lệ mù chữ tại châu Phi gia tăng, chiếm khoảng 40% số dân châu Phi ở độ tuổi 15 và chiếm hơn 50% số phụ nữ ở độ tuổi 25. Châu Phi cũng đang phải đối mặt với nạn hạn hán kinh niên và bị thiếu nước sạch thường xuyên, điều này đã và đang cản trở sự phát triển của
châu lục này. Tình trạng không được sử dụng nước sạch và mất vệ sinh đã gây ra những hậu quả tai hại và là nguồn gây ra các bệnh dịch trên toàn châu Phi. Mặc dù trong những năm qua, các nước châu Phi đã đạt được những tiến bộ về việc cung cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh, song những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vẫn chưa đạt được.