Nguyên nhân dẫn đến các tác động tích cực

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 119)

Kinh tế-xã hội Viện trợ quốc tế

3.4.1. Nguyên nhân dẫn đến các tác động tích cực

3.4.1.1. Nguyên nhân từ phía các nước cung cấp viện trợ

Một là, thông qua việc cung cấp nguồn viện trợ, các tổ chức quốc

tế đã tạo được tiếng nói quan trọng của mình trong cuộc chiến với các vấn đề toàn cầu, điển hình là đại dịch AIDS tại châu Phi. Số lượng các đối tác

trong phòng chống HIV/AIDS tăng lên, từ những hỗ trợ song phương, đa phương, và các tổ chức phi chính phủ. Những đối tác song phương (Mỹ, Anh, Pháp,…), đa phương (Quỹ toàn cầu, WB, UNAIDS) và các Quỹ đã khẳng định được sự hỗ trợ của mình tại châu Phi. Các sáng kiến, kinh nghiệm, chương trình, biện pháp phòng chống HIV/AIDS mà các quốc gia này đưa ra đã tạo cho người dân châu Phi cơ hội được mở rộng tầm hiểu biết của mình về HIV/AIDS. Vấn đề an ninh con người được đặt lên hàng đầu trong một loạt các hỗ trợ mà các quốc gia đã, đang và sẽ tiến hành tại châu Phi. Đồng thời, với nguồn viện trợ quốc tế cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS nói riêng và các vấn đề toàn cầu khác nói chung, các nhà đã dần khẳng định được địa vị và tầm ảnh hưởng của mình đối với châu Phi nói riêng và với thế giới nói chung.

Hai là cộng đồng quốc tế đã thể hiện được tình thần đoàn kết quốc tế khi cùng chung sức hỗ trợ châu Phi giải quyết đại dịch AIDS. Có thể

thấy rõ rất nhiều chương trình, dự án khi thực hiện có sự tham gia của nhiều hơn hai tổ chức quốc tế. Năm 1997, Chương trình Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và WHO đã thực hiện sáng kiến tiếp cận thuốc cai nghiện ở Cốt Đivoa và Uganda nhằm áp dụng các biện pháp phòng chống

HIV/AIDS; năm 2003 “Sáng kiến 3/5” ra đời đã gắn kết được UNAIDS, WHO, UNICEF và các đối tác khác (WB, UNFPA, UNDP), nó hứa hẹn sẽ là một cuộc cách mạng về về chăm sóc y tế tại các nước đang phát triển bằng một loạt các biện pháp phòng chống HIV/AIDS.

3.4.1.2. Nguyên nhân từ phía các nước tiếp nhận viện trợ

Một là, các quỹ hỗ trợ của chính phủ cho công tác phòng chống HIV/AIDS tại châu tăng dần do nhận thức về mức độ nguy hại của đại dịch

AIDS không chỉ dừng lại ở châu Phi mà đã lan tỏa ra toàn thế giới, đồng thời chính phủ các quốc gia châu Phi cận Sahara cũng nhận thức được việc suy giảm nguồn tài chính cho phòng chống HIV/AIDS của quốc tế trong thời gian tới. Hiện nay, hầu hết các tổ chức của các châu lục nói riêng và của toàn cầu nói chung đều chung tay góp sức vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS tại châu Phi ở nhiều cấp độ khác nhau. Nguồn viện trợ quốc tế từ những nhà tài trợ đều phát huy vai trò rất hiệu quả đối với cuộc chiến với đại dịch AIDS tại châu Phi. Nguyên nhân dẫn đến thành công bước đầu là do những tổ chức này về cơ bản kiểm soát được nguồn quỹ hoạt động như thế nào trong quá trình tham gia hỗ trợ tại châu Phi.

Hai là viện trợ thành công ở những quốc gia có chính sách sử dụng

viện trợ hợp lý. Một số quốc gia châu Phi có chính sách sử dụng viện trợ cho phòng chống HIV/AIDS hợp lý, do đó những tác động tích cực về mặt kinh tế - xã hội của viện trợ ở những nước này đang là bài học kinh nghiệm cho nhiều nước châu Phi cận Sahara khác học hỏi.

Ba là, tại một số quốc gia, giáo dục nhận thức về HIV/AIDS được

cộng đồng dân cư nhận thức đầy đủ và biết cách phòng tránh. Bằng chứng là người dân được tiếp cận với các phương pháp điều trị và chăm sóc hiện đại (điều trị ban đầu, điều trị cho trẻ em, điều trị thay thế, tiếp cận điều trị, thuốc kháng vi rút, ARV, chăm sóc tại nhà, chăm sóc giảm nhẹ). Do đó, tốc độ lây lan của dịch bệnh suy giảm, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội do tạo ra được một xã hội ngày càng khỏe mạnh.

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 119)