Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 79)

Kinh tế-xã hội Viện trợ quốc tế

3.1.2. Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch HIV/AIDS

3.1.2.1.. Hình thức tiếp nhận viện trợ *) Viện trợ song phương - Viện trợ của Mỹ

Hiện nay, Mỹ là quốc gia viện trợ lớn nhất cho các chương trình HIV/AIDS tại châu Phi. Mỹ ưu tiên viện trợ cho châu Phi phòng chống HIV/AIDS như một công cụ của chính sách đối ngoại. Từ 1 tỷ USD được phân bổ trong các chương trình phòng chống AIDS năm 1999), tổng số viện trợ quốc tế cho HIV/AIDS đã tăng lên hơn 16 tỷ USD chỉ sau một

thập kỷ (trong đó 7,6 tỷ USD từ các nhà tài trợ). Năm 2002, Mỹ đã khởi xướng Sáng kiến Bảo vệ bà mẹ và trẻ em tránh lây nhiễm HIV với số tiền đóng góp 500 triệu USD. Cũng trong năm này, Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét (GFATM) được thành lập và Mỹ là đối tác đầu tiên có đóng góp sớm nhất cũng như lớn nhất cho quỹ với khoản tiền 500 triệu USD nhằm mục đích dành cho các nước có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao như châu Phi.

Viện trợ của Mỹ cho cuộc chiến chống lại HIV/AIDS ở châu Phi chủ yếu thông qua Quỹ Kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp phòng chống AIDS của Tổng

thống (PEPFAR nhằm đẩy lùi căn bệnh thế kỷ AIDS tại 15 quốc gia đang

phát triển có tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS cao nhất, trong đó có 14 quốc gia châu Phi [Bao gồm các quốc gia: Botswana, CÔ te d'Ivoire, Ethiopia, Guyana, Haiti, Kenya, Mozambique, Namibia, Nigeria, Rwanda, Nam Phi, Tanzania, Uganda và Zambia]. Thời gian thực hiện kế hoạch bắt đầu từ năm 2004 và kéo dài trong 5 năm với tổng giá trị 15 tỷ USD nhằm tăng cường những cam kết quốc tế của Mỹ đối với hoạt động phòng chống AIDS, đặc biệt là đối với châu Phi.

Kết thúc giai đoạn hoạt động thứ nhất (tháng 9/2008), PEPFAR đã hỗ trợ phòng ngừa 7 triệu ca nhiễm HIV mới; điều trị 2,1 triệu người sống chung với HIV/AIDS; chăm sóc cho 10 triệu người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có trẻ em mồ côi và trẻ em dễ bị tổn thương. Theo thống kê, từ năm 2003 – 2008, PEPFAR đã viện trợ cho các quốc gia thụ hưởng (trong đó chủ yếu là các nước châu Phi) trên 18,8 tỷ USD, vượt số nguồn cam kết viện trợ trước đó là 15 tỉ USD.

Bước vào giai đoạn hoạt động thứ hai, PEPFAR cam kết cung cấp 48 tỷ USD cho Quỹ Toàn cầu trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2013, trong đó có 39 tỷ USD cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS song phương. Giai đoạn này với mục đích kêu gọi nhiều nhà tài trợ cho PEPFAR ngoài Mỹ nhằm: Hỗ trợ trực tiếp cho trên 4 triệu người được điều

trị; Ngăn chặn 12 triệu ca nhiễm mới; Chăm sóc 12 triệu người sống chung hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Đảm bảo ít nhất 80% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị nhằm ngăn chặn lây nhiễm từ mẹ sang con; Đào tạo ít nhất 140.000 nhân viên y tế mới. Như vậy, PEPFAR được mô tả như

là “Chương trình HIV/AIDS song phương lớn nhất và thành công nhất”

của một quốc gia cung cấp viện trợ đối với đại dịch AIDS.

Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) chính là cái nôi của tất cả các nguồn tài trợ có liên quan đến HIV/AIDS đang được cung cấp bởi chính phủ Mỹ. USAID đang làm việc tại gần 100 quốc gia để ngăn ngừa và điều trị, phòng ngừa lây nhiễm, chăm sóc và chữa trị HIV/AIDS cho hàng triệu người trên toàn thế giới. USAID cũng đóng một vai trò đối tác quan trọng trong chương trình PEPFAR, giúp giải quyết các nhu cầu của hơn 34 triệu người sống chung với HIV trên toàn thế giới. USAID ưu tiên hỗ trợ đặc biệt thanh niên các quốc gia châu Phi thực hiện phòng chống HIV/AIDS bởi chính họ là lực lượng tích cực hạn chế đại dịch này. Trong năm tài chính 2012, USAID đã thực hiện được 53% chương trình của PEPFAR, quản lý 3,3 tỷ USD nguồn vốn hỗ trợ cho phòng chống AIDS.

Như vậy, trong khi các nguồn tài trợ cho phòng chống HIV/AIDS tại châu Phi bị cắt giảm dần do những yếu tố về kinh tế (khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008) và chính trị (bạo động chính trị xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới) nhưng Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu về ngân sách viện trợ quốc tế cho các quốc gia châu Phi ngăn chặn đại dịch AIDS

- Viện trợ của Anh

Cùng với Mỹ, Anh là một trong 10 nhà tài trợ song phương lớn nhất cho châu Phi từ năm 2000 đến nay. Đối với dịch bệnh HIV/AIDS, chính phủ Anh cũng dành những khoản viện trợ lớn nhằm chung tay ngăn chặn đại dịch thế kỷ. Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) là một cơ quan trong chính phủ Anh chịu trách nhiệm quản lý và phân phối viện trợ nước ngoài. Việc tài trợ cho giải quyết đại dịch AIDS chiếm 7,1% hỗ trợ phát triển ở

nước ngoài của chính phủ Anh. Có thể nói DFID là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai thế giới đối với đại dịch AIDS, và cũng là một trong những nhà tài trợ chính cho Quỹ Toàn cầu với cam kết lên tới 1 tỷ bảng Anh chi phí điều trị đến năm 2015.

Bảng 3.1: Viện trợ của DFID cho phòng chống HIV/AIDS tại các khu vực trên thế giới giai đoạn 1997 – 2002

Đơn vị: triệu bảng Anh

Khu vực Mức chi qua các năm

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w