Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 95)

Kinh tế-xã hội Viện trợ quốc tế

3.3.1. Tác động tích cực

3.3.1.1. Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS là một trong các yếu tố góp phần thay đổi và phát triển kinh tế châu lục

Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực có sự thay đổi: Trong

ngăn chặn đại dịch AIDS mà còn góp phần, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cùng với các nguồn viện trợ vào châu Phi với mục đích

khác nhau (xóa đói giảm nghèo, cải cách thể chế, cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe,…), viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS đã tạo ra được những hiệu ứng nhất định trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở một số quốc gia châu Phi.

Viện trợ quốc tế vào châu Phi trong thời gian qua đã cho thấy tác động tích cực ở một số quốc gia có môi trường chính sách tốt như Tanzania, Rwanda, Ethiopia… Ví dụ từ năm 1987 Tanzania đã có sự thay đổi chính sách định hướng theo cơ chế thị trường. Khi tỷ lệ nhiễm HIV giảm sẽ tạo điều kiện cho một nền kinh tế năng động và phát triển. Châu Phi sử dụng nguồn viện trợ từ các nhà tài trợ quốc tế trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS nhằm giúp người dân có trình độ dân trí cao hơn và sức khỏe tốt hơn, do đó họ sẽ làm việc có năng suất hơn, làm dịch chuyển hàm lượng sản xuất, mở rộng sản lương và thu nhập , từ đó đã tác động đến mục đích nâng cao mức sống của người dân.

Tăng trưởng kinh tế tại châu Phi có nhiều nét khởi sắc sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Những cam kết viện trợ của G8 (tăng gấp đôi viện trợ lên thành 50 tỷ USD vào năm 2010 cho các nước nghèo, trong đó 50% sẽ giành cho châu Phi), của EU (tăng gấp đôi viện trợ tới 80 tỷ USD vào năm 2010) và của nhiều nhà tài trợ quốc tế đã giúp châu Phi tiếp tục cuộc chiến đấu với căn bệnh thế kỷ. Theo dự báo của WB tại khu vực Châu Phi cận Shahara tăng trưởng sẽ nâng dần từ 4,7% năm 2014 lên 5,1% năm 2016. Ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế châu Phi sẽ tăng trưởng với tốc độ bình quân 7%/năm trong vòng 20 năm tới, tức còn nhanh hơn Trung Quốc.

Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của các nước

Nguồn: Theo viễn cảnh kinh tế toàn cầu: Tóm tắt báo cáo Dịch chuyển ưu tiên. Xây dựng tương lai. Tháng 6/2014

Theo hình trên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Phi tăng dần theo thời gian và có sự đột biến từ sau năm 1990 do hàng loạt các quốc gia bước vào cải cách thể chế chính trị và cải cách nền kinh tế. Tạo đà cho tăng trưởng kinh tế có nhiều nguyên nhân: chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực, theo đó năng lực lãnh đạo và quản lý nền kinh tế của chính phủ các nước được cải thiện, nguồn vốn viện trợ vào châu Phi nhờ đó cũng phần nào phát huy được tác dụng và có những đóng góp tích cực vào sự chuyển mình của châu Phi trong thế kỷ mới. Dự báo mức tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2015

sẽ dần tiến sát mốc 6%, hơn các quốc gia châu Á vốn được coi là khu vực kinh tế năng động.

Hai là cải thiện tình trạng nghèo đói và bệnh tật: Vòng luẩn quẩn

giữa nghèo đói và bệnh tật sẽ luôn ám ảnh các nước châu Phi trong tương lai nếu như vấn đề vệ sịnh và y tế - nguồn gốc của các dịch bệnh không được điều trị tận gốc.

Các khu vực châu Phi duy trì mức tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng hơn 5% tăng trưởng GDP hàng năm trong giai đoạn 2001- 2010. Hơn nữa, trong suốt giai đoạn này, tỷ lệ tăng dân số trung bình của châu Phi khoảng 2,5% là thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình. Do đó, sự tăng trưởng kinh tế bền vững được ghi lại bởi hầu hết các nước châu Phi từ năm 2000 đến nay, điều này đã đóng một vai trò trong việc xóa đói giảm nghèo.

Theo báo cáo của WB thì một thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ đã giảm tỷ lệ đói nghèo ở khu vực châu Phi cậnSahara. Từ năm 1996 đến 2010, tỷ lệ người châu Phi có mức sống dưới 1,25 USD/ngày giảm từ 58% xuống 48,5%. Nguồn viện trợ quốc tế cho phòng chống HIV/AIDS đã giúp châu Phi bước đầu giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV đáng kể ở những nơi đại dịch trầm trọng (như các nước thuộc miền Nam châu Phi). Các biện pháp phòng chống HIV/AIDS như tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm, chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đã dùng đến những nguồn kinh phí không hề nhỏ, và nếu như không có kinh phí người ta sẽ khó có thể thực hiện được MDGs đã đề ta từ năm 2000. Một trong những thành công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ sức khỏe, chống lại bệnh tật tại châu Phi là phải kể đến hoạt động của Quỹ toàn cầu. Trong những ngôi làng nghèo khổ tại châu Phi, người dân đã liên kết lại, dựa vào nhau, cùng nhau chung tay cải thiện tình hình sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao và sốt rét.

Bảng 3.2 : Tăng trưởng kinh tế khu vực châu Phi cận Sahara qua các năm

Đơn vị: tỷ lệ %

Năm Tỗ độ tăng trưởng

2004-2008 6,5 2009 2,8 2010 5,3 2011 5,2 2012 5,3 2013 5,3

Nguồn: IMF, World Economic Indicator database

Ba là góp phần cải thiện thu nhập: HIV/AIDS thường bắt đầu ảnh

hưởng đến thu nhập của hộ gia đình khi trong gia đình đó có một thành viên dương tính với HIV. Nếu người bệnh thu nhập phụ thuộc vào năng suất lao động của mình thì người đó sẽ bị mất thu nhập trong khi bị bệnh. Mặt khác HIV/AIDS cũng tác động gián tiếp đến thu nhập hộ gia đình thông qua hoạt động của ngành kinh tế. Nếu tỷ lệ tử vong tăng lên sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động trong các ngành kinh tế, do số người lao động bị mất khả năng lao động. Các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS phải đối mặt với chi phí bổ sung của hai loại chi phí: một là chi phí tăng lên của việc điều trị HIV dương tính và hai là chi phí dành cho tang lễ khi thành viên trong gia đình có HIV bị mất.

Thông qua viện trợ, người nhiễm HIV ở châu Phi, đặc biệt là khu vực châu Phi cận Sahara được hưởng các phương thức chăm sóc và điều trị tích cực, được giáo dục nhận thức về HIV/AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giảm cho thấy một xã hội đang dần khỏe mạnh trở lại, người dân làm việc trong các ngành kinh tế có một sức khỏe ổn định hơn. Từ đó, thu nhập của họ trở nên ổn định và tăng theo thời gian.

Ví dụ về việc cải thiện thu nhập ở Nam Phi được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.7: Thu nhập bình quân đầu người của Nam Phi qua các năm

Đối với Nam Phi là quốc gia có tỷ lê lây nhiễm cao, GDP tăng qua các năm cho thấy phần nào tác động của viện trợ làm thay đổi tình hình thu nhập của người dân. GDP tăng từ 5185,85 USD/người/năm lên 5916,46 USD người/năm. Tốc độ tăng trưởng DGP của Nam Phi có sự gia tăng ở mức độ vừa phải.

Bốn là cải thiện tình hình kinh tế hộ gia đình: Hộ gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp của HIV/AIDS, bởi gia đình là những người chăm sóc chính cho những người bị nhiễm AIDS và có những khó khăn về tài chính liên quan đến AIDS. Sau một thời gian dài đau ốm do AIDS, sự mất mát về thu nhập và chi phí cho một thành viên gia đình đang hấp hối có thể làm cho hộ gia đình bị nghèo đi. Khi một người cha hoặc mẹ mất đi, hộ gia đình có thể bị tan vỡ và con cái sẽ được gửi đi sống cùng với họ hàng hoặc tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên do nguồn quỹ được cung cấp kịp thời tại một số quốc gia mà tất cả tình trạng trên của mức sống và kinh tế hộ gia đình được cải thiện.

- Năm là cải thiện tình trạng kinh tế khó khăn của doanh nghiệp và

nhiễm HIV/AIDS sau khi được điều trị bằng thuốc ARV sẽ có sức khoẻ tốt hơn, do đó, chủ lao động sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu công nhân do thường xuyên vắng mặt ở nơi làm việc, đồng thời giảm chi phí giành cho việc chi trả quyền lợi về chăm sóc y tế (bao gồm cả thuốc phòng chống AIDS rất đắt đỏ) và việc chi trả cho quyền lợi của những người chết. Tình hình HIV/AIDS được cải thiện thì khả năng tồn tại về mặt kinh tế của các trang trại nhỏ và nông nghiệp thương phẩm sẽ được hồi sinh do không sợ bị ảnh hưởng bởi mất mát những người lao động. Cùng với đó, vấn đề an ninh lương thực sẽ bớt trầm trọng hơn. Một nghiên cứu của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) cho thấy ở 10 nước châu Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV/AIDS, lực lượng lao động nông nghiệp sẽ giảm xuống khoảng 10%-26% vào năm 2020.

3.3.1.2. Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS đã làm cho các dịch vụ công được cải thiện rõ rệt

Một là chất lượng giáo dục tiến bộ theo chiều hướng tích cực, đặc biệt là giáo dục nhận thức về HIV/AIDS trong gia đình và ngoài xã hội:

Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong những nỗ lực để ngăn chặn HIV/AIDS trong giới trẻ và cải thiện chăm sóc cho những người sống chung với HIV và AIDS. Giáo dục cũng làm giảm sự phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV và trẻ vị thành niên có thể dẫn đến bỏ học.

Việc những người trẻ, đặc biệt là phụ nữ được tăng cường giáo dục nhận thức về HIV/AIDS đã giảm nguy cơ lây nhiễm HIV do họ được trang bị những kiến thức cần thiết về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Phụ nữ trẻ tuổi sống chung với HIV chiếm trên 60%, riêng ở khu vực châu Phi cận Sahara chiếm 71%.

Tỷ lệ người biết chữ đã được cải thiện trên toàn cầu. Tỷ lệ biết chữ trong thanh niên châu Phi (tuổi từ 15-24) đã tăng 6% trong vòng 20 năm qua (kể từ năm 1990). Tỷ lệ biết chữ trong thanh thiếu niên khu vực châu Phi cận Sahara là 72% (thấp nhất châu Phi). Tỷ lệ người lớn biết chữ ở khu

vực này đã được cải thiện đáng kể, tăng lên 9%, nhưng có sự chênh lệch giữ tỷ lệ biết chữ ở phụ nữ và nam giới. Trong khi 10 người đàn ông có thể đọc thì chỉ một nửa số phụ nữ có thể làm như vậy. Tình trạng giáo dục hiện nay ở khu vực châu Phi cận Sahara như sau: trong 3 người thì có trên 1 người không thể biết đọc; 176 triệu người lớn không biết đọc và viết; 47 triệu thanh niên (tuổi từ 15-24) không biết chữ; 21 triệu thanh thiếu niên không được đi học; 32 triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu học không được đến trường [129].

Trường học có một vai trò quan trọng trong việc làm giảm các tác động của đại dịch AIDS. Từ năm 2001 – 2012, tỷ lệ nhiễm HIV ở người trẻ tuổi đã giảm 42% ở khu vực châu Phi cận Sahara. Giáo dục là một trong những phương tiện hiệu quả nhằm ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Mặc dù viện trợ quốc tế đã góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm, số trẻ em đến trường được cải thiện nhưng không đáng kể. Bằng chứng cho thấy trẻ em phải nghỉ học để chăm sóc cha mẹ hay các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, hoặc bản thân trẻ em phải sống chung với HIV/AIDS. Ở đỉnh cao của đại dịch HIV tại Swaziland và Cộng hòa Trung Phi, tỷ lệ nhập học của trẻ em giảm 25 – 30%.

Tuy nhiên, việc tiếp cận điều trị HIV có thể cải thiện tình trạng nhập học của trẻ em. HIV/AIDS có một ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Ở một số quốc gia, nhiều giáo viên chết vì các bệnh có liên quan đến HIV và AIDS. Việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp cận với trường học là rất cần thiết, Học vấn làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV - nhưng cần phải đóng một vai trò lớn hơn trong việc truyền kiến thức về HIV và AIDS. Chương trình giảng dạy trong các trường học phải được thiết kế tốt hơn để kết hợp với sức khỏe, và sử dụng phương pháp tiếp cận kỹ năng sống. Ví dụ Botswana đã giới thiệu một chương trình đào tạo nhận thức về HIV/AIDS vào năm 2006, do đó kiến thức về HIV/AIDS trong thanh niên đã tăng từ 28% – 45%, và tỷ lệ nhiễm

HIV đã giảm một nửa từ năm 2001 – 2009. Tình trạng tụt hậu về giáo dục của châu Phi được thể hiện rõ ràng: trong năm 1990, tỷ lệ người lớn biết chữ của châu Phi là 52%, năm 2008 là 63%; năm 1990 có trên 177 triệu người châu Phi mù chữ, nhưng đến năm 2008 đã có hơn 200 triệu người mù chữ [129].

Như vậy, từ năm 2000 đến nay, các khoản viện trợ quốc tế cho châu Phi phòng chống HIV/AIDS đã làm thay đổi tình hình giáo dục tại châu Phi. Tuy nhiên Mục tiêu thiên niên kỷ thứ 2 là “Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học” vẫn chưa thể hoàn thành khi đến thời điểm 2015 không phải tất cả trẻ em, không phân biệt trai gái, đều được hoàn tất giáo dục tiểu học. Tỷ lệ nhập học giáo dục tiểu học ở châu Phi tăng nhanh nhất thế giới từ

58% năm 1999 lên 74% năm 2007. Trong

đó, Madagascar, Tanzania, Benin và Zambia chắc chắn sẽ đạt MDGs về giáo dục tiểu học (UPE) vào năm 2015.

Hai là trong lĩnh vực y tế cộng đồng, số ca nhiễm mới và số ca tử

vong vì HIV/AIDS giảm xuống rõ rệt. Viện trợ của cộng đồng quốc tế góp

phần quan trọng vào nguồn quỹ cho cuộc chiến với HIV/AIDS, người bệnh được bảo vệ, chăm sóc, do đó, tỷ lệ lây nhiễm HIV, và tử vong do AIDS đã

giảm xuống rõ rệt. Ví dụ tại Uganda, tỷ lệ người lây nhiễm HIV đã giảm từ 30% xuống còn 8,3% trong giai đoạn 1992-2000, và giảm 30% tổng số trường hợp tử vong có liên quan đến HIV/AIDS trong giai đoạn 2000 – 2010. Nguyên nhân góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong được lý giải là nhờ vào việc điều trị bằng các loại thuốc kháng virus (ARV), dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con và thay đổi cách đối xử với những người có HIV/AIDS. Đây là một thành công không những của Uganda mà còn là thành công của cộng đồng quốc tế nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trên toàn cầu.

Nguồn: History of HIV & AIDS in Africa, http://www.avert.org

Số lượng các ca nhiễm mới đã giảm hơn 50% trong 25 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trong đó hơn một nửa là ở châu Phi Cận Sahara, khu vực khó khăn vốn chịu tác động nặng nề nhất bởi virus HIV. Ở một số nước vốn có tỉ lệ người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới, số lượng các ca nhiễm HIV mới cũng đã giảm đáng kể từ năm 2001, như: 73% ở Malawi, 71% ở Botswana, 68% ở Namibia, 58% Zambia, Zimbabwe 50% và 41% ở Nam Phi và Swaziland.

Bên cạnh những kết quả tốt đẹp về dự phòng HIV, khu vực châu Phi cận Sahara cũng đã giảm được 1/3 số ca tử vong liên quan đến AIDS trong vòng 6 năm (2006-2012) và tăng 59% số lượng người được điều trị kháng virus chỉ trong vòng 2 năm (2011-2012).

Năm 2011, trong số 23,5 triệu người sống chung với HIV/AIDS, đã có 1,8 triệu ca nhiễm HIV mới so với 2,4 triệu nhiễm mới năm 2001 (giảm 25%). Trong các năm 2005-2011, số lượng người chết vì các nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w