Nguyên nhân dẫn đến các tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 121)

Kinh tế-xã hội Viện trợ quốc tế

3.4.2. Nguyên nhân dẫn đến các tác động tiêu cực

3.4.2.1. Nguyên nhân từ phía các nước cung cấp viện trợ

*) Nguồn viện trợ dành cho giải quyết HIV/AIDS còn hạn chế và chưa kịp thời. Những nguồn tài trợ quốc tế thường xuyên cho châu Phi chủ

yếu chỉ dành cho chương trình cứu trợ khẩn cấp. Do nhiều nguyên nhân mà nguồn viện trợ quốc tế chưa đều và chưa nhiều khiến cuộc đấu tranh với HIV/AIDS bị gián đoạn nhất định. Các nhà tài trợ cho nguồn quỹ phòng chống HIV/AIDS lấy lý do khủng hoảng kinh tế toàn cầu để cắt giảm viện trợ. Tại nhiều phòng khám, các bác sỹ từ chối tiếp nhận thêm bệnh nhân do thiếu tiền hoạt động hoặc không có đủ thuốc. Tình trạng thiếu hụt về nguồn quỹ như trên nếu kéo dài sẽ làm mất đi ý chí chiến đấu lâu dài với căn bệnh thế kỷ AIDS, đồng thời làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm nghĩa là làm mất đi những cố gắng của cộng đồng quốc tế, của bản thân châu Phi cũng như của nhiều cá nhân trong cuộc chiến với HIV/AIDS.

Nguồn quỹ cho công cuộc chiến đấu với đại dịch AIDS luôn trong tình trạng khan hiếm và không đủ đối với công tác điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Mặc dù các nước G8 đã cung cấp nguồn quỹ đáng kể cho cuộc chiến đấu chống lại bệnh tật nhằm bảo vệ sức khoẻ cho các nước châu Phi đồng thời nguồn quỹ này được bổ sung và tăng qua các năm nhưng vẫn không đủ cho chi phí điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Bảng 3.3: Chi phí chữa bệnh và quỹ sức khoẻ người lao động ở châu Phi

Đơn vị: tỷ đô la

Bệnh tật/Lĩnh vực 2006 2007 2008 2009 2010

Ngăn chặn và điều trị HIV/AIDS 4,1 5,1 6,2 6,4 6,4 Trẻ em mồ côi và trẻ em dễ bị tổn thương 1,4 1,5 1,6 1,6 1,7

Bệnh lao 2,1 2,1 1,9 1,9 1,9

Bệnh sốt rét 3,0 3,1 3,3 2,4 2,6

Bà mẹ, trẻ sơ sinh và chăm sóc sóc sức khoẻ trẻ em

1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

Bệnh bại liệt 0,6 0,7 0,6 0,2 0

Sức khoẻ người lao động 2,0 3,4 4,9 6,3 7,7

Tổng 14,2 16,9 19,5 19,8 21,3

Nguồn: The Data report 2007, http://www.thedatareport.org

Theo bảng thống kê trên đây, nguồn quỹ của G8 được dành cho chi phí khám chữa bệnh và đảm bảo sức khoẻ người lao động, trong đó, chi phí dành cho căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS luôn chiếm nhiều nhất qua các năm. Tổng nguồn quỹ từ năm 2006 đến năm 2010 được tăng lên 1,5 lần, từ 14,2 tỷ đô la lên đến 21,3 tỷ đô la.

Trong lúc đầu tư quốc nội cho AIDS đang tăng lên thì vẫn còn một khoảng hụt lớn trong đầu tư toàn cầu cho HIV. Dự tính đến năm 2015, khoảng thiếu hụt hàng năm sẽ là 7 tỷ USD. Cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về AIDS năm 2011 đã thông qua Tuyên bố Chính trị về HIV/AIDS trong đó các quốc gia thống nhất tăng đầu tư cho phòng, chống HIV đạt 22-24 tỷ đô-la vào năm 2015. Nếu muốn đạt được mục tiêu này, tất cả các quốc gia đều cần nỗ lực và phối hợp nhịp nhàng để tăng đầu tư cho HIV.

*) Khủng hoảng kinh tế và hệ quả sụt giảm các nguồn viện trợ quốc tế sau khi một số quốc gia châu Phi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình đã ảnh hưởng nhiều đến huy động và sử dụng nguồn lực.

Khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới ảnh hưởng lớn tới việc huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS không chỉ từ các nguồn viện trợ quốc tế mà cả từ các nguồn trong nước. Một số quỹ tài trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS như Quỹ Toàn cầu phòng,

chống AIDS, lao và sốt rét được hình thành từ sự đóng góp của các nước đang phát triển do vậy khủng hoảng kinh tế thế giới đã kéo theo việc sụt giảm mạnh các khoản đóng góp cho Quỹ này. Đề xuất hỗ trợ kinh phí của các nước đang phát triển trong đó có các quốc gia khu vực châu Phi cận Sahara bị trì hoãn hoặc cắt giảm do Quỹ này gặp khó khăn trong huy động nguồn lực.

Khủng hoảng kinh tế dẫn tới khó khăn không chỉ của nền kinh tế nói chung, mà còn ảnh hướng đến tận các hộ gia đình trong đó có người nhiễm HIV. Hơn thế, người nhiễm HIV/AIDS phần lớn là những người có hành vi nguy cơ cao, dễ bị tổn thương và đa số thuộc diện hộ nghèo nên khả năng chi trả từ “tiền túi” của họ cho chăm sóc, điều trị ngày càng bị thu hẹp lại.

3.4.2.2. Nguyên nhân từ phía các nước tiếp nhận viện trợ

Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS gặp một số rào cản ở nước tiếp nhận viện trợ khiến nguồn tài chính cũng như các chương trình dự án một mặt chưa thực sự tạo ra được động lực mạnh mẽ cho cuộc chiến phòng chống AIDS, mặt khác sẽ là nguyên nhân cản trở những tiến bộ cũng như những thành quả trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.

*) Gánh nặng chi phí cho công cuộc phòng chống đại dịch AIDS ngày càng gia tăng khiến nguồn viện trợ quốc tế cho việc ngăn chặn

HIV/AIDS càng trở nên khó khăn. Gánh nặng tài chính của đại dịch AIDS có xu hướng tăng với mức độ tỷ lệ nhiễm HIV, mặc dù có sự khác biệt khá lớn trong chi tiêu giữa các quốc gia với mức độ tương tự về tỷ lệ nhiễm HIV. Các nhà tài trợ bổ sung cho chi tiêu trong nước về HIV/AIDS theo tỷ lệ phụ thuộc vào GDP bình quân đầu người, từ 80% cho một số quốc gia có thu nhập thấp đến 0% cho một số quốc gia thu nhập trên trung bình. Chi tiêu trong nước HIV/AIDS có xu hướng tăng với tỷ lệ nhiễm HIV, thì tài chính bên ngoài sẽ cần nhiều hơn đối với các nước có thu nhập thấp. Trong

thời gian tới, các chi phí của các chương trình HIV/AIDS sẽ tiếp tục tăng, chủ yếu là do chi phí gia tăng của điều trị (một chủ đề chung của dự toán kinh phí cho toàn cầu). Ở cấp độ quốc gia, chi phí của các chương trình HIV/AIDS trong khoảng từ 0,2% - 5,0% GDP vào năm 2015. Ở châu Phi Cận Sahara, chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS khoảng 30 USD/người/năm, trong khi chi tiêu công cộng cho y tế tính theo đầu người của các nước châu Phi là dưới 10 đô la/người/năm [102]. Tại Nam Phi, căn bệnh HIV/AIDS đang là gánh nặng đối với ngân sách quốc gia: nước này hiện có khoảng 6 triệu người bị nhiễm HIV, chiếm hơn 10% dân số.

Chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân HIV/AIDS trong các bệnh viện chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Dịch bệnh đang phá hoại những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, những người nhiễm bệnh không được chăm sóc chu đáo. Mức độ lây lan HIV/AIDS quá nhanh và chiếm tỷ lệ cao đã tác động rất xấu đến các bệnh viện. Khi tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS gia tăng mạnh trong một nước thì việc kìm chế tình trạng này được đặt hy vọng vào các bệnh viện, do vậy số lượng người nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện tăng vọt. Ở châu Phi Cận Sahara những người nhiễm HIV/AIDS chiếm hơn một nửa số giường tại các bệnh viện. Viện Nghiên cứu về Quỹ thuộc chính phủ Nam Phi cho rằng, trung bình, bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ở bệnh viện có thời gian lâu gấp 4 lần so với những bệnh nhân khác. Dự đoán rằng, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sẽ chiếm khoảng 60 – 70% chi phí trong các bệnh viện ở Nam Phi. Các bệnh viện đang phải đấu tranh để đối phó với tình trạng khan hiếm giường bệnh cho bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại các nước châu Phi nghèo[1].

Theo thống kê của WB, 10 nước hiện nay đang nhận nguồn kinh phí nhiều nhất từ nguồn Quỹ toàn cầu cho phòng chống HIV/AIDS gồm: Swaziland, Botswana, Lesotho, Zimbabwe, Namibia, Nam Phi,

Mozambique, Malawi, Cộng hòa Trung Phi. Trong đó, quốc gia nhận nhiều kinh phí hơn cả là Nam Phi (nhận kinh phí của WB và GFATM (Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét) khoảng 600 triệu đô la và Zambia khoảng 500 triệu đô la). Nguồn kinh phí kể trên chủ yếu dành cho bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS trong độ tuổi từ 15 - 49 ở những nước kể trên.

*) Cơ chế quản lý yếu kém của chính phủ

Các nhà tài trợ không thể lựa chọn ưu tiên tài trợ cho những quốc gia có cơ chế quản lý tốt bởi viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS hầu hết thuộc thể loại viện trợ nhân đạo, hoặc viện trợ khẩn cấp và không hoàn lại cho những nước có đại dịch trầm trọng. Do đó, có thể khẳng định rằng viện trợ chưa ưu tiên hoặc không thể ưu tiên những nước có cơ chế quản lý tốt.

*) Tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại dai dẳng

Nghèo đói và HIV/AIDS là một vòng tròn luẩn quẩn, nghèo đói làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và tạo thuận lợi cho sự lây lan của HIV, ngược lại tình trạng bị nhiễm HIV có thể khiến cho các cá nhân và gia đình bị lâm vào một cuộc sống nghèo đói. Nghèo đói - HIV/AIDS - nghèo đói hơn trở thành một chuỗi tai hoạ liên đới với nhau. Mặc dù nghèo đói không trực tiếp gây ra HIV, song nó tạo ra môi trường làm gia tăng nguy cơ nhiễm virút HIV của người dân. Do nghèo đói và thiếu cơ hội kinh tế, nhiều thanh niên di cư từ nông thôn lên các thành phố - họ thường không có nơi nương tựa và tiếp xúc với những hành vi nguy cơ. Người nghèo có ít điều kiện được tiếp cận với giáo dục và thông tin, vì vậy có ít hiểu biết hơn về cách thức tự bảo vệ khỏi bị nhiễm HIV. Trong bối cảnh đó, phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Người nghèo còn có điều kiện dinh dưỡng thấp hơn và sức khoẻ kém hơn, làm cho họ ít có khả năng vượt qua nguy cơ bị nhiễm virút HIV và khiến cho những người đã bị

nhiễm trở nên mẫn cảm hơn với các hiện tượng viêm nhiễm thứ cấp liên quan tới HIV.

Nghèo đói làm gia tăng sự lây lan của HIV/AIDS, và bệnh dịch này kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Nó tiêu tốn ngân quỹ y tế công cộng và các khoản thu khác của Nhà nước mà lẽ ra có thể được đầu tư cho mục đích phát triển kinh tế và phúc lợi của người dân. Như vậy, nó làm tiêu hao nguồn vốn tiết kiệm và tài sản của quốc gia. Bệnh dịch HIV/AIDS còn làm cho tình trạng nghèo đói trở nên tồi tệ hơn vì nó giảm cơ hội việc làm của những người lao động không bị nhiễm khi thị trường có sự điều chỉnh để đối phó với tác động xấu của bệnh dịch này đối với nền kinh tế quốc gia.

Cho đến thời điểm hiện nay, châu Phi vẫn là khu vực nghèo nhất thế giới. Năm 2004, châu Phi có 689 triệu người nghèo, trong đó có 314 triệu người nằm trong diện cực nghèo (tăng gần gấp đôi so với 164 triệu người năm 1981). Trong số 48 nước nghèo nhất thế giới hiện nay, châu Phi có 35 nước, và trong số 32 nước có chỉ số HDI thấp nhất thế giới thì châu Phi chiếm 24 nước [11;168] Đến năm 2005, Châu Phi có 350 triệu người sống trong cảnh nghèo đói và đây là châu lục có tốc độ thực hiện MDGs chậm nhất thế giới, nhất là ở phía nam sa mạc Sahara. Châu Phi đang là khu vực có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất so với thế giới. So với 30 năm trước đây, thu nhập bình quân đầu người của châu Phi giảm đi rất nhiều. Trong suốt những năm thập kỷ 1990, thu nhập bình quân đầu người giảm ở 12 nước châu Phi. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay của châu Phi là 490 USD, trong đó có 1/2 dân số sống ở mức 0,65USD/ngày/người, thấp hơn tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói của thế giới là 1USD/ngày/người. Có khoảng 184 triệu trong tổng số 800 triệu người dân châu Phi (chiếm 23% dân số) đang bị thiếu ăn do sản xuất lương thực tại 31 quốc gia giảm. 35% trong tổng số 115 triệu trẻ em không được đến trường. 80% dân số nghèo sống ở các vùng nông thôn. Cũng giống như người nghèo ở các khu vực khác trên thế giới, người nghèo ở châu Phi sống phần lớn ở nông thôn, phụ

thuộc vào nông nghiệp, phương thức canh tác truyền thống mang tính chất một nền sản xuất nhỏ, sử dụng đầu vào ít, chất lượng sản phẩm thấp, năng suất cây trồng và vật nuôi không cao. Ngoài ra, người nghèo châu Phi còn tập trung ở những vùng ngoại ô thành phố, trong các khu phố nghèo nàn, trong các khu nhà ổ chuột và có tỷ lệ đáng kể ở vùng sa mạc, bán sa mạc, vùng hẻo lánh, nơi chỉ có các bộ tộc sinh sống. Trình độ dân trí và khả năng tiếp thu kỹ thuật mới còn thấp. Khi gặp rủi ro nhóm người này dễ bị tổn thương và khó khôi phục hơn những người khác.

Không chỉ nghèo do thu nhập thấp, các nước châu Phi còn đang phải đối mặt với sự bất bình đẳng trên hầu hết các mặt như thu nhập, tuổi thọ, tài sản, quản lý tài nguyên công, điều kiện sống và an sinh xã hội. Bất bình đẳng là một vấn đề rất lớn của châu Phi, sau Mĩ La Tinh. 20% số người nghèo nhất châu Phi chỉ được hưởng 5,2% tổng tiêu dùng hộ gia đình và 4% GDP. Hệ số bất bình đẳng (Gini) của châu Phi rất cao (4,5), trong khi tại các nước Đông Á tỷ lệ đó là 3,8 [11;169]. Thiếu lương thực, nghèo đói, bị cưỡng chế phải di dời khỏi nơi sinh sống và hạn hán đã làm cho hàng trăm người Zimbabwe phải di cư ra các đô thị để tìm cơ hội sống, điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS.

*) Tình trạng lạc hậu kéo dài

Châu Phi lạc hậu so với thế giới về nhiều mặt, trong đó tình trạng lạc hậu đã và vẫn đang diễn ra sẽ là bức tường ngăn cản sự phát triển của châu Phi đồng thời góp phần làm gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS tại châu lục này, trong đó phụ nữ và trẻ em sẽ là những nạn nhân đầu tiên được kể đến.

Phụ nữ là những người chịu hậu quả đầu tiên, họ là những nô lệ tình dục mang tính thương mại vì nghèo đói đã đặt họ vào một sự mạo hiểm có thể dễ dàng lây nhiễm HIV/AIDS từ bạn tình. Nghèo đói làm cho những phụ nữ trẻ tuổi dễ bị lây nhiễm hơn những phụ nữ lớn tuổi. Chính vì lẽ đó, hầu hết các ý kiến cho rằng nếu phụ nữ có nhiều quyền hoặc mạnh mẽ hơn để ra quyết định liên quan đến HIV/AIDS thì sẽ hạn chế sự lan tràn của

bệnh dịch. Một vòng luẩn quẩn có thể diễn ra trong một hộ gia đình sinh sống tại nông thôn đó là: Đầu tiên nếu người cha trong gia đình nhiễm HIV/AIDS, sau đó những thứ trong gia đình phải đem bán để chữa trị, bệnh dịch sẽ ảnh hưởng tới người mẹ bị ốm và điều này thường dẫn tới những đứa trẻ trong gia đình phải bán dâm và làm những cách khác để chống đỡ lúc gia đình khó khăn. Tình trạng này đặt cả gia đình vào nguy cơ lây nhiễm bệnh AIDS cao hơn. Và cứ như thế HIV/AIDS sẽ làm cho tất cả các thế hệ sống trong cùng một gia đình đều mắc bệnh.

Quan niệm sống lạc hậu đã tồn tại lâu đời và kéo dài đến hiện tại ở châu Phi là nguyên nhân khiến HIV/AIDS lây lan nhanh ở phụ nữ và trẻ em gái. Những quan niệm hủ tục như cắt bỏ âm đạo, chế độ hôn nhân theo tục nối dây (một số quốc gia châu Phi, khi người chồng chết thường thì người vợ sẽ lấy một trong những người anh em của chồng. Đối với nhiều

Một phần của tài liệu Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w